- Trước sự việc bản gốc tượng đài Thánh Gióng bị phá, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Lê Văn Hoạt cho biết sẽ tiến hành kiểm tra sự việc này và có thái độ rơ ràng.
Phá nát bản gốc tượng đài đă nhận được bằng khen của Thủ Tướng
Chiều 30/3, ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch HĐND TP.Hà Nội cho biết trên Thanh niên: “Nếu đúng như phản ánh của báo chí th́ vụ việc này liên quan đến cả vấn đề văn hóa, tâm linh và pháp luật. Chúng tôi sẽ chỉ đạo cho kiểm tra ngay, báo cáo Thường trực HĐND TP biết và sẽ có thái độ rơ ràng, đúng luật, đúng trách nhiệm đối với những người gây ra vụ việc này”.
Trước đó, ngày 28/3, họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, tác giả tượng đài Thánh Gióng đă gửi đơn đến cơ quan chức năng, đề nghị can thiệp, làm rơ sự việc bản gốc tượng đài Thánh Gióng bị phá.
Bức tượng mẫu gốc Thánh Gióng trước khi bị phá
Ông Xuân phản ánh, ngày 16/1 vừa qua, một công ty đă huy động cần cẩu và người đến phá dỡ mẫu tượng đài. Khi lên xem xét sự việc, ông Xuân chứng kiến khu đúc tượng chỉ c̣n là băi đất trống và vài mảnh vỡ c̣n sót lại sau khi bản gốc tượng đài bị phá.
Bản gốc tượng đài Thánh Gióng được đặt tại băi đúc tượng đài ở chân núi Sóc Sơn. Đây là bản duy nhất do ông Xuân sáng tác từ năm 2003. Trong 6 năm sau đó, bản này tiếp tục được sửa chữa cho đến khi được hoàn thiện chính thức .
Ông Xuân cho biết bức tượng mẫu gốc thạch cao này là tác phẩm nghệ thuật được nhận bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bằng khen của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và được trao Giải thưởng VHNT Thăng Long - Hà Nội 2010 của Hội Liên hiệp VHNT thủ đô, v́ vậy tác phẩm nghệ thuật này được bảo hộ quyền tác giả.
Sau khi tượng đài Thánh Gióng bằng đồng nặng hơn 80 tấn được đúc xong đặt trên núi Sóc Sơn, ông Xuân nhận được đề nghị của T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trước khi đưa tượng đài thạch cao mẫu gốc này vào Bảo tàng Phật giáo để lưu giữ, sẽ đúc tiếp 3 tượng đài Thánh Gióng bằng đồng (từ nguyên mẫu thạch cao) để đặt ở Móng Cái, TP.Huế và mũi Cà Mau.
Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn: Không ai giao nhiệm vụ cho chúng tôi trông giữ bản mẫu
Làm việc với PLVN về việc bức tượng bị phá, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Ban Quản lư Dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng, cho biết trên PLVN: Buổi sáng ngày 16/1/2012, tôi nhận được thông tin là có đơn vị đến cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, nhưng hôm đó là ngày 23 tháng Chạp âm lịch nên phải ở nhà cúng ông Công, ông Táo.
Buổi chiều tôi lên th́ nh́n thấy nhiều nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội dùng cần cẩu phá dỡ mẫu gốc. Họ làm việc này mà không có quyết định cưỡng chế, chỉ cho biết là có “lệnh cho làm”.
Ông Lộc cũng cho biết, trước đó trong cuộc họp đă thống nhất là sẽ để bên BQL dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng xây bệ để di chuyển tượng sang nơi khác, nhưng không ngờ họ lại cho phá dỡ nhanh như vậy.
Bức tượng sau khi bị phá nát. Ảnh: Thanh niên
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết trên Dân trí, đến thời điểm này ông chưa nhận được phản ánh của ông Nguyễn Kim Xuân và cũng chưa biết thông tin bản mẫu tượng đài Thánh Gióng bị phá vỡ!
Ông Nguyệt cho rằng, ông chỉ được bàn giao tượng đài Thánh Gióng chứ không nhận bản mẫu nào. “Không ai giao nhiệm vụ cho chúng tôi trông giữ bản mẫu. Làm xong tượng đài rồi anh Xuân phải mang về chỗ anh quản lư mới đúng... Nếu trường hợp bị mất, hoặc vỡ phải báo cáo chính quyền địa phương”, ông Nguyệt nói.
Tuy nhiên, ông Nguyệt cũng cho biết, khu vực đúc tượng đài thành phố đă quyết định thu hồi đất và giải phóng mặt bằng giao cho doanh nghiệp đầu tư dự án. Ông Nguyệt cũng đưa ra trường hợp xem xét, đơn vị thi công có đưa mẫu tượng đài để đâu đó hôm giải phóng mặt bằng!
Kim Hảo (tổng hợp)