Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực nhập khẩu vũ khí. Thông tin vừa được AFP đăng tải theo báo cáo vừa công bố của Viện nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stokholm (SIPRI).
Theo đó, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2007-2011. Quốc gia Nam Á này chiếm tới 10% giá trị nhập khẩu vũ khí toàn cầu.
Trong số đó, giá trị lớn nhất thuộc về các hợp đồng Ấn Độ mua 120 tiêm kích Su-30MK và chiến đấu cơ trang bị cho tàu sân bay MiG-29K của Nga. Ngoài ra c̣n có hợp đồng Ấn Độ mua 20 tiêm-cường kích Jaguar của Anh.
Chiến đấu cơ Su-30MK của Không quân Ấn Độ
Trong khi đó, Bộ Tài chính Ấn Độ vừa xem xét tăng thêm 1.930 tỷ rupi (khoảng 40 tỷ USD) cho ngân sách quốc pḥng nước này giai đoạn 2012-2013. Con số này tăng mạnh tới 17% so với giai đoạn 2011-2012.
Tờ Express Tribune cho biết 17 tỷ trong số 40 tỷ USD ngân sách quốc pḥng mới sẽ được sử dụng để mua sắm trang bị vũ khí mới. 70% trong số đó là chi cho các hợp đồng đă kư kết. Sắp tới, Ấn Độ sẽ kư hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp với tổng trị giá 20 tỷ USD.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua 75 máy bay huấn luyện Pilatus PC-7 của Thụy Sĩ với tổng trị giá 600 triệu USD và 145 khẩu pháo lựu siêu nhẹ của Mỹ.
Ngoài máy bay Nga, Ấn Độ cũng rất quan tâm tới loại Rafale của Pháp và lên kế hoạch mua 126 chiếc mới loại này
Đứng thứ hai trong danh sách các nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Hàn Quốc với 6% giá trị toàn cầu. Xếp ở các vị trí tiếp theo là Trung Quốc (5%), Pakistan (5%) và Singapore (4%). Chỉ riêng 5 “đại gia” này đă chiếm tới 30% giá trị nhập khẩu vũ khí toàn thế giới.
Theo báo cáo của SIPRI, các nước châu Á và châu Đại Dương dẫn đầu tuyệt đối trong danh sách các nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 2007-2011, các nước này chiếm tới 44% giá trị các hợp đồng mua vũ khí.
Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách (Ảnh: Sư đoàn Lục quân 20 của Hàn Quốc thực hành vượt sông)
Tuy nhiên, quốc gia tăng ngân sách mạnh nhất để mua vũ khí lại là Syria. Theo đó, từ năm 2002 đến hết năm 2011, quốc gia Trung Đông này đă tăng tới 580% ngân sách nhập khẩu vũ khí. Trong đó, 72% là nhập khẩu từ Nga, 19% từ Belarus và 9% c̣n lại từ Iran.
Ở chiều ngược lại, Mỹ là “tay lái buôn” dẫn đầu ở thị trường xuất khẩu vũ khí khi vượt lên trước Nga. Đứng ở các vị trí tiếp theo trong Top 5 là Nga, Đức, Pháp và Anh.
Mỹ "hưởng lợi" trong bối cảnh căng thẳng và xung đột quân sự gia tăng tại một số khu vực trên thế giới
Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 thế giới. Bạn hàng lớn nhất góp công giúp Trung Quốc giành vị trí này là Pakistan. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất. C̣n trong năm ngoái, vị trí của Trung Quốc trong lĩnh vực này là thứ hai.
Báo cáo thống kê mua bán vũ khí của các quốc gia là một phần trong ấn phẩm thường niên Yearbook của SIPRI. Ấn phẩm này sẽ được xuất bản vào tháng 6 tới. Trong ấn phẩm này c̣n có báo cáo về quốc gia sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.
SIPRI được thành lập năm 1966. Chính phủ Thụy Điển tài trợ tới 50% kinh phí hoạt động của cơ quan này.
Đông Triều
theo PNTD