Ngày 13.3 báo Giáo dục VN và một vài tờ báo khác đăng tin: “Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ư kiến rộng răi dự thảo chương tŕnh tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần…” từ nguồn Dự thảo Thông tư ban hành chương tŕnh tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 12.3.
Thông tin này lập tức khiến nhiều người xôn xao không hiểu sao nhà nước lại dự định cho học sinh VN học tiếng Hoa từ cấp tiểu học và trung học cơ sở, mà lại dạy tới 4 tiết/tuần trong khi chương tŕnh học của trẻ em hiện nay đă quá nặng. Chưa kể, mặc dù đảng và nhà nước cộng sản VN từ bao lâu nay luôn luôn lập đi lập lại về mối quan hệ tốt đẹp láng giềng anh em đồng chí 16 chữ vàng giữa hai đảng, hai nhà nước Việt-Trung, nhưng t́nh h́nh thực tế diễn ra giữa hai quốc gia lại khác hẳn. V́ thế, việc ban hành chương tŕnh dạy tiếng Hoa cho học sinh VN sẽ làm dấy lên sự băn khoăn trong ḷng nhiều người dân ngay.
Khi những “tiếng lao xao” của dư luận vừa nổi lên, th́ ngay sau đó, Bộ Giáo dục và đào tạo vội vàng cho đăng tải công văn đính chính trên trang điện tử của Bộ đồng thời gửi đi các báo, để xin nói rơ:
“Đối tượng áp dụng là học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.
Phạm vi áp dụng: môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa có nguyện vọng.
Trong phần gửi các báo, công văn c̣n viết thêm: “Kính đề nghị quư báo thông tin đúng đối tượng và phạm vi áp dụng của dự thảo thông tin nói trên, tránh gây sự hiểu lầm cho độc giả” (Theo VietnamNet ngày 14.3).
Như vậy, do thông tư ban đầu viết không rơ nên dư luận có thắc mắc cũng là chuyện thường t́nh.
Có người bảo người Việt ḿnh h́nh như có sẵn tinh thần cảnh giác quá độ, cứ hễ mọi chính sách, động thái của nhà nước VN đối với TQ hay mọi tin tức ǵ có liên quan đến hai nước từ chính trị, ngoại giao, chủ quyền trên biển Đông cho đến phim ảnh, văn hóa, ngôn ngữ, là…thắc mắc ngay. Cũng có người gọi thẳng đó là tinh thần bài Hoa, rằng không nên, nếu có “lấn cấn, dị ứng” với nhà cầm quyền Bắc Kinh th́ cũng dễ hiểu bởi những ǵ họ đă/đang và sẽ gây ra cho đất nước, dân tộc VN, nhưng sao lại “lấn cấn, dị ứng” cả với con người, văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa, chẳng hạn.
Trước hết, hăy nói về việc dạy tiếng Hoa. Cứ giả sử như Bộ Giáo dục và đào tạo có dự định dạy tiếng Hoa đại trà cho học sinh VN chứ không phải chỉ dạy cho học sinh dân tộc Hoa đang sống ở VN, th́ thật ra cũng phải hợp lư. Ai cũng biết chương tŕnh học hành của trẻ em VN hiện nay đă quá nặng nề, chưa kể phần lớn các em ngoài việc học ở trường c̣n phải lao đi học thêm văn hóa và đủ thứ bộ môn thể thao, nghệ thuật khác, nếu có điểu kiện. Trừ tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc được dạy từ cấp một như lâu nay, nếu Bộ Giáo dục và đào tạo muốn đưa vào dạy thêm một môn ngoại ngữ thứ hai, cũng chỉ nên bắt đầu ít nhất từ cuối cấp hai (trung học cơ sở) hoặc từ cấp ba-lớp 10 và tiếng Hoa cũng chỉ là một môn ngoại ngữ tự chọn như tiếng Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha…Như vậy th́ chả có ai thắc mắc cả.
Nhiều quốc gia trên thế giới kể cả ở đất nước Na Uy nhỏ bé cũng đă bắt đầu đưa tiếng Hoa như một ngoại ngữ tự chọn để dạy cho học sinh trung học. Cả thế giới này chỉ riêng TQ đă là 1,3 tỷ người nói tiếng Hoa rồi, TQ lại là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, phải học để mà t́m hiểu văn hóa hay làm ăn với họ là chuyện b́nh thường.
Trở lại chuyện người Việt có tinh thần bài Hoa hay không, tôi cho rằng người Việt chỉ quen cảnh giác với mọi chính sách, động thái từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với VN cũng như mọi chính sách, động thái từ phía nhà cầm quyền VN có liên quan đến mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, từ đó, có liên quan đến vận mệnh đất nước, dân tộc VN mà thôi. Mà tại sao người Việt lại cảnh giác như vậy, tại sao người Việt lại thiếu tin tưởng, thiếu thiện cảm với nhà cầm quyền Bắc Kinh như vậy, điều này chính Bắc Kinh phải hiểu hơn ai hết.
Không hẳn chỉ v́ một ngàn năm Bắc thuộc trong quá khứ. Không hẳn chỉ v́ cuộc chiến biên giới 1979 và những trận chiến sau đó, 1984, 1988…vẫn c̣n quá mới mẻ trong kư ức người VN.
Lịch sử VN chỉ tính từ thế kỷ XIX cho đến nay đă phải trải qua 3 cuộc chiến tranh dữ dội với Pháp, Mỹ, TQ, chưa kể cuộc chiến với Ponpot-Campuchia. Nhưng có thể thấy, cho đến nay, phần lớn người VN đă có cái nh́n b́nh thường với chính phủ Pháp, Mỹ, thậm chí c̣n thiện cảm, nể phục đất nước, con người, văn hóa… Pháp, Mỹ. Rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Pháp, Mỹ cũng như ngày càng nhiều sinh viên, học sinh t́m đường du học tại hai quốc gia này. Người Việt hiểu rất rơ rằng cho dù có gây ra chiến tranh với VN, người Pháp hay người Mỹ cũng đă trao đổi/cho đi rất nhiều giá trị văn hóa cũng như có những giúp đỡ, đóng góp cụ thể trong nhiều lĩnh vực trên đất nước VN. Và Pháp hay Mỹ không có tham vọng chiếm giữ lănh thổ VN. C̣n với nhà nước TQ là khác.
Chính sách của đảng và nhà nước cộng sản TQ từ trước đến nay đối với VN luôn luôn là ức hiếp, “chơi tay trên” từ chính trị, ngoại giao cho đến kinh tế, chưa bao giờ là một sự trao đổi, có cho có nhận, mà luôn luôn giành phần lợi về cho ḿnh, để phần thiệt hại về lâu về dài cho nước khác. Dù là một nước lớn nhưng hành xử không “đại nhân”. Và quan trọng nhất, nhà nước TQ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng lấn chiếm lănh thổ, lănh hải của các nước láng giềng nhỏ bé hơn trong đó có VN. Một trăm năm chịu sự đô hộ của Pháp, hai mươi năm chiến tranh với Mỹ, VN không mất một rẻo đất nhưng chỉ mấy mươi năm “đồng chí anh em” với TQ, VN đă mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc, hàng trăm kilomét vuông dọc biên giới và hàng ngàn dặm vuông hải lư trong vùng vịnh Bắc Bộ…
Trạng thái luôn luôn cảnh giác, nghi ngờ của người Việt đối với quốc gia láng giềng c̣n là hệ quả của mối quan hệ bất xứng giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản cũng như sự hèn nhát, khiếp nhược của đảng và nhà nước cộng sản VN trước mọi vấn đề có liên quan đến hai bên.
Hăy xem sự câm lặng muốn xóa nḥa lịch sử của nhà cầm quyền VN khi không dám công khai tưởng niệm sự kiện Gạc Ma-Trường Sa 24 năm trước-14.3.1988. Cũng một sự câm lặng đó với trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, với những Hiệp ước biên giới trên đất liền được kư kết giữa VN-TQ năm 1999, và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ được kư kết năm 2000 cùng những thiệt tḥi, mất mát vể phía VN… Và rất nhiều sự thật khác nữa, chưa bao giờ được công khai minh bạch cho toàn dân biết.
Hăy xem sự hèn yếu của nhà cầm quyền VN khi không thể bảo vệ được sự toàn vẹn lănh thổ, chủ quyền, sự độc lập từ chính trị đến kinh tế cũng như không bảo vệ được người dân-từ các ngư dân trước những hành động gây hấn hung hăng của tàu chiến TQ trên biển Đông cho đến người nông dân trước đủ chiêu tṛ trục lợi của các thương lái TQ…Đồng thời với sự nhịn nhục vô giới hạn đó của nhà cầm quyền VN trước đảng và nhà nước cộng sản “anh em” TQ, là việc thẳng tay t́m mọi cách ngăn chặn, bóp nghẹt ḷng yêu nước, tinh thẩn dân tộc của người dân.
Tất cả những điều này đă tạo nên sự uất ức, chua xót, tâm lư bị ức chế của người VN.
Nên chẳng trách được sự cảnh giác, nghi kỵ của người Việt đối với mọi chính sách, động thái từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với VN cũng như mọi chính sách, động thái từ phía nhà cầm quyền VN đối với TQ. Cho dù chỉ là chuyện dạy tiếng Hoa cho học sinh dân tộc Hoa đang sống tại VN mà xuất phát là từ một thông tin không rơ ràng của Bộ Giáo dục và đào tạo, đă gây hiểu lẩm cho người dân.
Song Chi
Theo: RFA’s blog