(Đất Việt) Hệ thống kênh rạch của TP HCM mỗi ngày bị đầu độc bởi khoảng 40 tấn rác thải các loại và 70.000 m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lư.
Nguồn nước tại TP HCM đang bị ô nhiễm nghiêm trọng trở thành những ổ dịch bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.
Những ḍng kênh sủi bọt v́ ô nhiễm
Trong khu vực nội thành, những ḍng kênh như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa - Ḷ Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay. Và nay, ở khu vực ngoại thành, từ B́nh Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi..., những ḍng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu giờ cũng bị ô nhiễm và được người dân gọi là kênh “sủi bọt”, kênh “ngứa”, kênh “nín thở”.
Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các ḍng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài G̣n, nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng đang bị đầu độc. Chỉ tính riêng các bệnh viện đóng trên địa bàn TP HCM, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 23.000m3 nước và hầu hết chưa được xử lư. C̣n theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế... xả nước thải bẩn vào lưu vực sông.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thanhnhantk/20120310/ds1003121.jpg)
Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trong khi TP HCM lo sợ nguồn cấp nước sinh hoạt chính bị ô nhiễm th́ phía thượng nguồn của lưu vực trên sông La Ngà, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng..., người ta vẫn vô tư nuôi cá bằng phân gà, phân heo. Theo các nhà khoa học, hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị không kiểm soát chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Giật ḿnh với các ổ bệnh
Hiện TP.HCM có khoảng 6 nhà máy nước và 142 trạm cấp nước. Tuy nhiên chất lượng nước sinh hoạt, ăn uống của người dân không đạt tiêu chuẩn. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự pḥng TP.HCM, trong năm 2011, chất lượng nước sinh hoạt nhiều nơi không ổn định. Các mẫu nước không đạt chuẩn vi sinh tập trung nhiều ở các quận: 7, 9, B́nh Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận. Về hóa lư, các mẫu không đạt tập trung nhiều ở quận 6 và B́nh Thạnh. Hầu hết không đạt về chỉ tiêu Permanganat, một số mẫu bị nhiễm sắt. Về nước giếng ở các hộ dân, hầu hết không được khử trùng khi sử dụng. Đa phần bị nhiễm bẩn hữu cơ (amoni, nitrat, nitrit...).
Theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự pḥng TP HCM, sau những đợt kiểm tra, lấy mẫu nước cho thấy về vi sinh có 16,36% không đạt tiêu chuẩn, về hóa lư gần 4% không đạt. Hầu hết các mẫu đều chứa các vi khuẩn Coliforms, E.coli cao. Trong khi đó, E.coli là một loại vi khuẩn gây bệnh, có nhiều dạng thể, đa phần vi khuẩn này gây ra viêm đường ruột, tiêu chảy và ói mữa; ở một thể khác có thể xâm lấn gây ra viêm mật.
Theo các chuyên gia y tế, hậu quả chung của t́nh trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ngoài ra, tỉ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là khá cao.
Ngô Đồng