Cùng các cập nhật: Thiên thạch va chạm Trái đất năm 2013, Trái đất bước vào thời kỳ lạnh giá năm 2014, dự án trồng rừng trên sa mạc...
Hang động chứa nhiều quan tài cổ "treo" trên vách núi ở Việt Nam
Hang động được phát hiện nằm trên ngọn núi trên quốc lộ 217, thuộc địa phận thôn Khung, xă Thiết Kế, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, ở độ cao khoảng 200m tính từ chân núi, chiều rộng và chiều sâu của hang khoảng 10 mét.
Đường lên hang vô cùng hiểm trở với những vách đá dựng đứng.
Trước cửa hang là một xương đầu trâu được đặt ngay ngắn trên một phiến đá lớn, cạnh đó là 6 bộ quan tài nằm ngổn ngang, tất cả đều không c̣n nguyên vẹn. Cái nhỏ nhất dài khoảng 2,5m, rộng khoảng 0,5m; cái lớn nhất dài khoảng 3,5m và rộng khoảng 0,7m.
Khắp trong hang có nhiều mẩu xương lạ, chủ yếu là xương đầu và chi của các loài thú. Ngoài ra c̣n có một bộ xương hàm giống xương hàm người.
Theo lời của người dân nơi đây, hang này được phát hiện lần đầu cách đây 10 năm, do một người đàn ông trong làng đi chặt củi vô t́nh t́m thấy. Sau đó một số người ṭ ṃ đă leo núi vào hang thử khám phá song do đường vào cửa hang quá khó khăn nên về sau số người tới hang ít dần.
Khi được hỏi về lịch sử hang, người dân thôn Khung không một ai biết rơ. Điều kỳ lạ là đường lên hang khó đi như vậy, người đi không c̣n phải leo trèo rất vất vả, nhưng trong hang lại có những bộ quan tài to lớn, đặt lưng chừng cheo leo. Ngoài ra c̣n có những mẩu xương thú như xương trâu, xương thú lạ rải rác khắp hang.
Liệu đây có phải là h́nh thức mai táng treo như giả thiết của các nhà khoa học ở Thanh Hóa? Câu hỏi này cần chờ sự giải đáp chính xác của các cơ quan chức năng. C̣n theo nhận định của ông Lê Minh Cót, Chủ tịch UBND xă Thiết Kế, hang động này chính là một ngôi mộ theo h́nh thức mai táng treo cổ xưa ở vùng đất này.
(Nguồn tham khảo: Dân trí)
Thiên thạch đường kính 60m sắp va chạm Trái đất vào năm 2013
Ngày 3/3, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đă xác nhận rằng, thiên thạch với đường kính 60m mang tên 2012 DA14, được một số người ngắm sao Tây Ban Nha phát hiện hồi tháng 2 năm nay, có khả năng va chạm với Trái đất trong ṿng 11 tháng tới.
Dự kiến, thiên thạch sẽ tiếp cận gần nhất với Trái đất vào ngày 15/2/2013, khi khoảng cách giữa hai bên nằm dưới 27.000km. Khoảng cách này c̣n nhỏ hơn khoảng cách giữa một vệ tinh địa tĩnh chụp ảnh Trái đất phục vụ phần mềm Google Maps với bầu khí quyển.
Giới chuyên gia vẫn tin rằng, nhân loại cần tới một con tàu vũ trụ, có thể bắn nát viên thiên thạch hoặc đơn giản là đâm thẳng vào thiên thạch, khiến nó vỡ thành nhiều mảnh hoặc đảo hướng đi khỏi Trái đất.
Thiên thạch có thể đi chệch hướng, nhưng như thế sẽ chỉ nó trở nên nguy hiểm hơn khi quay trở lại Trái đất vào năm 2056, theo nhận xét của Aleksandr Devaytkin, lănh đạo Đài Quan sát Thiên văn Pulkovo của Nga. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là việc chế tạo một tàu vũ trụ để đương đầu với 2012 DA14 sẽ phải mất ít nhất hai năm.
Chuyên gia Dunham nói: "Thiên thạch có thể sẽ vỡ thành nhiều phần khi đi vào bầu khí quyển. Trong trường hợp này, phần lớn các mảnh vỡ sẽ không bao giờ tới được bề mặt Trái Đất."
Nhưng nếu cả thiên thạch không vỡ và đâm xuống Trái đất, vụ nổ sẽ mạnh tương đương như sự kiện Tunguska, vốn xảy ra hồi năm 1908 và đă thổi bay một khu vực rộng tới 2.150km2, tức bằng với diện tích Luxembourg.
Hiện điểm rơi của thiên thạch vẫn chưa được xác định.
(Nguồn tham khảo: TTXVN)
Hai năm nữa, Trái đất bước vào thời kỳ lạnh giá
Trưởng khoa nghiên cứu Mặt trời của Đài thiên văn Pulkovo, Viện Hàn lâm Khoa học Nga – tiến sĩ Toán Lư Habibullo Abdusamatov khẳng định, từ năm 2014 Trái đất bước vào chu kỳ băng giá.
Giáo sư Abdusamatov hiện là Chủ nhiệm dự án “Đo lường thiên văn” (Astrometry), thực chất là nghiên cứu hoạt động của Mặt trời. Giáo sư Аbdusamatov t́m hiểu sự liên quan giữa các chu kỳ đó với đường kính của Mặt trời. Bức xạ của Mặt trời, vốn xác định nhiệt độ của Trái đất, phụ thuộc vào đường kính của nó. Tính chu kỳ của thay đổi này cho phép phán đoán về những thời kỳ lạnh giá trong quá khứ và dự báo các thời kỳ lạnh giá trong tương lai. Theo giáo sư Abdusamatov, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ lạnh giá mà đỉnh điểm của nó là vào năm 2055.
Thời kỳ lạnh giá mới sẽ kéo dài không dưới hai thế kỷ, như báo Người đối thoại (Nga) đưa tin. Ngược lại, những người ủng hộ thuyết Trái đất đang nóng lên lại cho rằng chính vào năm đó “Trái đất sẽ sôi như một nồi nước mà chúng ta không rút bớt củi”.
Báo Vesti.ru (Nga) c̣n nói thêm: Điều này chẳng có ǵ lạ, chỉ trong kỷ nguyên chúng ta loài người đă chứng kiến không chỉ một mà hai thời kỷ băng giá. Hiện tượng lạnh giá kéo dài mà các nhà khoa học Nga dự báo sẽ là “thời kỳ lạnh giá nhỏ” thứ năm trong 9 thế kỷ qua. Những lần có hiện tượng khí hậu tương tự đă xảy ra vào những thế kỷ XIII, XV, XVII và XIX.
Ông Abdusamatov cảnh báo, mặc dù đó là “thời kỳ lạnh giá nhỏ”, tuyệt nhiên không có nghĩa là nó diễn ra mà không cần để ư đến. Thông thường, trong mỗi chu kỳ lạnh giá đều kèm theo dịch bệnh, mất mùa cũng như sự di dân hàng loạt trên thế giới, nhà khoa học cho biết.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Sao Hỏa và Trái đất sẽ xích lại gần nhau
Hôm nay, Sao Hỏa sẽ di chuyển tới vị trí cách địa cầu 112 triệu km - được cho là cự li ngắn nhất giữa hai thiên thể trong hành tŕnh quanh Mặt trời kéo dài 26 tháng của "hành tinh đỏ".
Sự kiện này xảy ra vào buổi tối 5/3 ở châu Mỹ và sáng 6/3 ở Việt Nam. Nó diễn ra chỉ hai ngày sau khi Sao Hỏa, Trái đất và Mặt trời xếp thẳng hàng.
Với những người quan sát ở châu Mỹ, Sao Hỏa sẽ hiện ra dưới h́nh dạng một chấm sáng rực rỡ màu da cam pha đỏ trên bầu trời nếu họ chiêm ngưỡng nó bằng mắt thường. Nếu quan sát bằng kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc trung b́nh, họ sẽ thấy toàn bộ đĩa Sao Hỏa.
Không chỉ riêng Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Kim, Sao Mộc và Sao Thổ đều hiện rơ trên bầu trời đêm trong vài ngày qua và sắp tới. Mặt trăng sẽ hiện ra gần Sao Hỏa vào khoảng 23h tối mai theo giờ Mỹ (tức khoảng 11h ngày 8/3 theo giờ Việt Nam).
(Nguồn tham khảo: Space)
Loài chim cũng phụ t́nh khi "thời thế" thay đổi
Kết đôi, ngoại t́nh và li hôn là những vấn đề quen thuộc với con người, nhưng ít ai ngờ các vấn đề ấy cũng tồn tại trong thế giới của chim. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng trong điều kiện thời tiết bất lợi, hành động phản bội bạn t́nh của các loài chim sẽ trở nên phổ biến hơn.
Ở các loài chim, nếu chúng chỉ kết đôi trong một năm, nhưng năm sau chúng t́m kiếm bạn t́nh mới th́ hành vi đó được coi là “li dị”. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia tại Mỹ phát hiện ra rằng, hành vi “phụ t́nh” tăng lên khi thời tiết thay đổi, bởi chúng t́m kiếm những đặc tính khác ở bạn t́nh khi các điều kiện sống biến động.
Chẳng hạn, nếu mưa thường xuyên xuất hiện và trái cây dồi dào, chim sẽ có nhiều hạt nhỏ và mềm để ăn. Khi đó chim mái sẽ chú ư những chàng chim đực có mỏ ngắn, hẹp bởi chiếc mỏ như thế giúp chúng ăn hạt nhỏ, mềm dễ dàng hơn.
Nhưng nếu thời tiết trở nên khô, hạn và hạt cứng là thức ăn phổ biến th́ mức độ hấp dẫn của những con chim trống có mỏ lớn và khỏe lại tăng.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Lần đầu cấy ghép cả tứ chi cho một người
Lần đầu tiên trên thế giới, các chuyên gia tại Bệnh viện Trường ĐH Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ đă tiến hành một cuộc phẫu thuật chưa từng có: ghép cả hai tay và hai chân cho một bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật "vô tiền khoáng hậu" này diễn ra trong suốt 20 giờ với sự tham gia của 25 giáo sư, bác sĩ.
Tờ MedVesti của Nga cho rằng, bệnh nhân nhận tứ chi cũng có nghĩa là được cấy ghép 50% cơ thể. Cả hai tay và hai chân được lấy từ một người đàn ông 40 tuổi, bị chết do tai nạn nhưng chân tay c̣n lành lặn. Gia đ́nh người chết quyết định hiến tặng y học những cơ quan của ông như một món quà để lại cho đời.
Hiệu trưởng Trường ĐH Hadcetepe, ông Murat Tuncher, cho biết: “Trong 24 giờ vừa qua t́nh trạng của bệnh nhân là cực kỳ nguy hiểm. Việc tiếp máu vẫn tiếp tục. Nguy hiểm sẽ xảy ra khi cơ thể bệnh nhân ‘từ chối’ tiếp nhận bộ phận ghép, song bản thân tôi nhận thấy dường như ít nhất là hai bộ phận có cơ hội được dung nạp”.
Trong khi đó, theo trang News.BCM.ru, hiện nay t́nh trạng của bệnh nhân đă tốt lên nhiều, và không lâu nữa anh có thể hồi phục, rời bệnh viên để sống b́nh thường.
Bệnh nhân là Sefket Chavdar, do bị điện giật nên phải cắt cả tứ chi từ năm 1998. Hai tháng trước anh đă được phẫu thuật để ghép chân nhưng chẳng bao lâu phải tháo bỏ do cơ thể không dung nạp. V́ vậy, lần này các bác sĩ phải rất chú ư đến việc xem xét các chi mới này có xảy ra sự đào thải ở các mô hay không.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Trồng rừng trên sa mạc
Các nhà khoa học đang dự định thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng - trồng rừng nhân tạo trên sa mạc. Dự án mang tên Rừng Sahara sẽ trồng cây xanh trong một nhà kính mở có diện tích rộng 10.000 m2 được xây dựng trên sa mạc ở Qatar. Công tŕnh này sẽ sử dụng nước trên bề mặt và nước ngầm được bơm lên từ dưới sâu cách bề mặt 200m, để tưới cho cây, rau và tảo trên bề mặt.
Hệ thống tưới nước có cơ chế hoạt động giống như của mũi lạc đà. Khi lạc đà thở ra hơi ẩm, mũi của nó ngay lập tức hút lại hơi ẩm và ngưng đọng thành nước. Mũi lạc đà cũng có khả năng ngưng đọng không khí ẩm vào buổi tối để giúp chúng không bị mất nhiều nước.
Các máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời sẽ bơm nước tỏa khắp kết cấu bằng kính khổng lồ. Trong khi đó, một hệ thống sẽ làm lạnh và ngưng đọng hơi nước bốc lên từ bề mặt khi không khí trên sa mạc nóng lên. Hơi nước được ngưng đọng có giúp nhà kính luôn giữ được nhiệt độ lư tưởng để thực vật phát triển, đồng thời được sử dụng để tưới cho cây.
Hiện tại, dự án đang trong thời gian chuẩn bị và sẽ bắt đầu đầu hoạt động vào tháng 7 tới. Khách du lịch có thể tham quan khu rừng nhân tạo trên sa mạc trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP-18) ở Doha vào tháng 11/2012.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Theo MASK