NĂM LƯ DO KHIẾN IRAN CÓ THỂ BẤT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CẤM VẬN CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-06-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default NĂM LƯ DO KHIẾN IRAN CÓ THỂ BẤT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CẤM VẬN CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY

Nhận định về khả năng đứng vững của Iran trước các biện pháp cấm vận toàn diện và nghiêm ngặt của Mỹ và phương Tây, “Tạp chí Âu-Á” ngày 21/2 cho biết khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một trong những chế độ cấm vận ngặt nghèo nhất từ trước đến nay đối với hệ thống tài chính và kinh tế của Iran, thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh ác liệt ở trung tâm Trung Đông.

Cùng lúc đó, Ixraen đề nghị phát động một cuộc tấn công phủ đầu nếu các biện pháp cấm vận không ngăn chặn được chương tŕnh hạt nhân của Iran, bất chấp Têhêran thề sẽ đáp trả thích đáng nếu bị tấn công. Nhưng để phá vỡ thế bao vây cấm vận kinh tế và tránh một cuộc xung đột, Iran ngày càng quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán,Iran không những hoan nghênh các đoàn thanh tra của Cơ quan năng lượng và nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thăm các cơ sở hạt nhân mà c̣n tích cực tham gia các cuộc đàm phán quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện đóng vai tṛ là các nước đối thoại chủ yếu của Iran. Đă đến lúc Mỹ và phương Tây phải xem xét lại các biện pháp cấm vận và vạch ra một chiến lược thực sự bằng cách tạo ra một cơ hội ngoại giao. Đây có thể là cơ hội cuối cùng để các bên tránh được thảm họa chiến tranh.

- Trừng phạt người dân Iran: các biện pháp cấm vận kinh tế đang đánh vào các hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Iran, trong đó đặc biệt dầu lửa và khí đốt và phong tỏa Ngân hàng Trung ương Iran trên các thị trường tải chính toàn cầu. Biện pháp cấm vận này đă và đang gây khó khăn cho Têhêran trong việc tham gia các giao dịch quốc tế quy mô lớn bằng đồng USD buộc Iran dựa vào các tổ chức tài chính bên thứ ba thường không chắc chắn và nhiều thủ tục rắc rối để thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn. Điều quan trọng là các biện pháp cấm vận đă và đang ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Iran do các khoản chi phí giao dịch tăng và các nguồn nhập khẩu ngày càng hạn chế. Thực tế, khoảng 1/4 nền kinh tế của Iran dựa vào xuất khẩu dầu lửa và ngân sách quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn thu dầu lửa. Nền kinh tế trong nước của Iran hiện đang cảm thấy khó khăn do chi phí cho các sản phẩm nhập khẩu tăng chóng mặt. Ngoài ra, các biện pháp cấm vận đang làm tăng nguy cơ lạm phát, bởi v́ Iran đang trong giai đoạn cắt giảm các khoản trợ giá của nhà nước – từ đó tăng sức ép lạm phát đối với các hàng hóa cơ bản. Tỷ lệ lạm phát của Iran hiện đang ớ mức hai con số trong khi đó khu vực sản xuất nhiều tỷ USD đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các hàng hóa công nghệ cao và trung b́nh từ nước ngoài, đặc biệt từ phương Tây. Do đó, cả khu vực công nghiệp cũng như thương mại của Iran đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bao vây cấm vận kinh tế nghiêm ngặt. Rơ ràng, chế độ cấm vận của Mỹ và phương Tây đang ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu ở Iran và khiến họ ngày càng căm thù quan điểm của Mỹ và phương Tây. Đối với nhiều người Iran, Chính phủ Mỹ đă đi ngược lại cam kết ban đầu của Tống thông Obama là xây dựng lại mối quan hệ hữu nghị với Iran. Các biện pháp câm vận, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người dân Iran, là sự phản bội lời hứa của Tổng thống Obama: xây dựng mối quan hệ thân thiện, ổn định và tôn trọng lẫn nhau với người dân Iran. Sau 3 năm nắm quyền của ông Obama, người dân Iran ít có thiện chí với Chính phủ Mỹ

- Bao vây kinh tế: Khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất là các thị trường tiền tệ ở Iran, bởi v́ tâm lư là một nhân tố quan trọng để xác định tỷ giá hối đoái. Trong lúc t́nh h́nh hoảng loạn, nỗi lo sợ các biện pháp cấm vận tài chính bị thắt chặt và thiếu tiền đă gây sức ép đối với đồng ria của Iran. Trong một tháng, đồng tiền Iran mất hơn 40% giá trị, buộc ngân hàng Trung ương Iran “Bank-e-Markazi” phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn và bơm các khoản dự trữ đồng đôla dầu mỏ vào nền kinh tế trong nước nhằm cứu vớt các thị trường tiền tệ. Thực tế, Chính phủ Iran đă tăng cường kiểm soát việc mua bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen và áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để điều ḥa nguồn USD. Iran có khoảng 104 tỷ USD bằng các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ, do đó Chính phủ Iran có thể sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ này để đối phó với các cú sốc tiền tệ. Nhưng các biện pháp của Mỹ và phương Tây cũng đang nhắm vào các khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Iran hiện chủ yếu nằm ờ các tổ chức tài chính lớn của phương Tây, đặc biệt ở châu Âu. Do đó, Iran buộc phải chuyển hầu hết các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ đến các ngân hàng châu Á và Mỹ Latinh. Để duy tŕ các khoản dự trữ ngoại tệ và thương mại, Iran sẽ dựa vào các đối tác dầu lửa lớn của châu Á. Nhưng Mỳ và phương Tây đang t́m cách thuyết phục các đối tác thương mại lớn của Iran ở châu Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… để hạn chế nhập khẩu dầu lửa từ Iran. Chiến lược của Mỹ và phương Tây bao gồm 2 mặt: Thứ nhất, Mỹ và phương Tây tranh thủ sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu lửa lớn ở Trung Đông như Arập Xêút và các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để yêu cầu các nước này sẵn sàng tăng khối lượng sản xuất dầu lửa đề bù cho các khoản thiếu hụt nguồn cung dầu lửa nếu xuất khẩu dầu lửa của Iran bị phong tỏa; thứ hai, bằng cách gây sức ép các đối tác dầu lửa châu Á của Iran, Mỹ và phương Tây đang t́m cách hạn chế các khách hàng dầu lửa của Iran. Do đó, rất dễ hiểu, Iran mô tả các biện pháp cấm vận là “tuyên bố chiến tranh kinh tế” và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu các biện pháp như vậy tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế Iran.

- Khả năng phục hồi kinh tế của Iran: Sức mạnh của Iran là thặng dư thương mại, nợ công thấp và nền kinh tế tương đối lớn (thứ 17 trên thế giới). Nợ công thấp và thặng dư thương mại cao nghĩa là Iran có thể tiếp tục phát hành trái phiếu và dựa vào nguồn tài chính bên ngoài để giải quyết các nhu cầu trong nước. Nhà nước là trung tâm của nền kinh tế, do đó phát hành trái phiếu chính phủ sẽ tạo ra ít rủi ro khi đổ vào khu vực tư nhân. Hơn nữa, tính không chắc chắn địa chính trị ngày càng tăng và nhu cầu dầu lửa toàn cầu tăng đă tạo sức ép đối với giá dầu lửa. V́ vậy, Iran có thể vẫn duy tŕ được đà tăng trưởng kinh tế chừng nào c̣n tiếp tục duy tŕ mức thương mại dầu lửa tương đối ổn định với các khách hàng mới, sau khi lệnh cấm vận cua EU có hiệu lực vào tháng 7/2012. Bất chấp các biện pháp cấm vận Iran sẽ tiếp tục xuất khâu khoảng 80% dầu lửa của họ, do đó Têhêran sẽ tiếp tục thu được khối lượng tiền mặt đáng kể trong những tháng tới.

Để trả đũa các biện pháp cấm vận của EU, Iran đe dọa tiến hành các biện pháp cấm vận trước bằng cách cắt nguồn cung cấp dầu lửa cho châu Âu, trong đó có các khách hàng dầu lửa lớn như Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha, hiện đang là những nền kinh tế mỏng manh nhất của lục địa, v́ vậy biện pháp tấn công trước của Iran sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho các nên kinh tế EU. Cuối cùng, các biện pháp cấm vận sẽ không đủ mạnh để làm tê liệt Iran và chắc chắn sẽ thất bại và phản tác dụng. Các biện pháp cấm vận có thể gây thiệt hại cho 10% nền kinh tế, nhưng Iran có đủ ngân sách để theo đuổi tham vọng hạt nhân của họ. Thực tế, Chính phủ Iran đă đề nghị chi ngân sách 443 tỷ USD cho năm 2012 và dự kiến tăng gâp đôi chi phí quân sự trong những tháng tới. Do đó, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chỉ có tác dụng gây khó khăn cho người dân và tăng sự căm thù hơn nữa của dân chúng Iran đối với Mỹ và phương Tây.

- Nối lại đàm phán: Do mâu thuẫn giữa Iran và phương Tây, việc nối lại các cuộc đàm phán sẽ đặt trên vai các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga – hiện vẫn có quan hệ mạnh mẽ với nước láng giềng Vùng Vịnh. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến sự ổn định của Iran, bởi v́ bất cứ cuộc xung đột nào giữa phương Tây và Iran đều ảnh hưởng đến an ninh khu vực và tác động đến mối quan hệ thương mại khổng lồ với Têhêran. Trong khi Nga ghét cay ghét đắng hành động phiêu lưu quân sự của phương Tây ớ các khu vực gần biên giới của họ, nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu dựa vào xuất khẩu năng lượng của Iran. Bất cứ cuộc xung đột nào ở Iran cũng có thể phá hoại an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt hy vọng trở thành thành viên EU của nước này. Do vậy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng chuyển các căng thẳng ngày càng tăng sang hướng đối thoại giữa Iran và phương Tây. Và hiện nay hai nước đang trở thành chiếc cầu nối quan trọng cuối cùng giữa hai bên.

- Mỹ và phương Tây nên xem xét lại chiến lược của họ: Do các biện pháp cấm vận chỉ là thủ đoạn chiến thuật để đạt được các mục đích chiến lược. Nhưng các biện pháp cấm vận, đặc biệt trong trường hợp Iran, không hiệu quả, ngoài tác động của chúng đối với người dân vô tội, làm xă hội tức giận và kích động các nhân vật diều hâu chống Mỹ và phương Tây. Thực tế, nền kinh tế Iran quá lớn nên các biện pháp cấm vận không thể làm tê liệt, ngược lại chúng có thể gây nên cú sốc năng lượng toàn cầu. Iran có thể đứng vững trước các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt và họ vẫn có nhiều tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy chương tŕnh hạt nhân. Do đó, Mỹ và phương Tây cần tạo cho ngoại giao một cơ hội và không nên quá chú trọng các biện “pháp cấm vận. Chiến tranh là lựa chọn không thể h́nh dung được, bởi v́ bất cứ cuộc xung đột nào giữa Iran và phương Tây đều có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quốc tế. Trong khi đó hiện nay nền kinh tế thế giới quá mỏng manh nên không thể chịu đựng bất cứ cú sốc lớn nào và thế giới rất quan tâm đến việc t́m kiếm một giải pháp ngoại giao và ḥa b́nh cho chương tŕnh hạt nhân của Iran để từ đó không đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới. Mặc dù các cuộc đàm phán không thể giải quyết những khác biệt chiến lược và hệ tư tưởng nhưng chúng là biện pháp quan trọng và cần thiết để xây dựng ḷng tin và khắc phục sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các bên thực tế, Iran rất quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ủng hộ quan điểm đó, v́ vậy quả bóng hiện đang nằm trên sân băi của Mỹ và phương Tây./.

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 5/3/2012

TTXVN (Niu Yoóc 27/2)
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	12
Size:	10.3 KB
ID:	364065
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05357 seconds with 12 queries