Đa số những dự báo đều cho thấy đương kim Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga (4/3/2012). Đối thủ của ông Putin không mong muốn khả năng này là điều dễ hiểu. Song bên kia bờ Thái B́nh Dương, người Mỹ cũng tỏ ra lo lắng.
Bó đũa chọn cột cờ
Trong số 5 ứng cử viên tham gia cuộc chạy đua vào điện Kremlin năm 2012, ông Putin được đánh giá là gương mặt nổi bật hơn cả. Năm nay 59 tuổi, là ứng cử viên đại diện cho Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, ông Putin đang có mọi lợi thế để lần thứ ba “đăng quang”.
Tất nhiên, lợi thế của ông Putin không chỉ đến từ vị thế của một đương kim Thủ tướng, mà c̣n đến từ những thành tích trong quá khứ cũng như tầm nh́n cho tương lai của ông.
Cử tri Nga đi bầu Tổng thống tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Moscow sáng ngày 4/3
Điều khác biệt lớn nhất mà ông Putin, với tư cách một ứng cử viên tổng thống, đă tạo ra so với 4 đối thủ c̣n lại là một chương tŕnh hành động toàn diện, cụ thể và có tầm nh́n.
Trong loạt 7 bài viết đăng liên tiếp trong 7 tuần trước thềm cuộc bầu cử cũng như các bài phát biểu vận động tranh cử, ông Putin đă đề cập tới toàn bộ các vấn đề từ đường lối phát triển kinh tế, cải cách chính trị, chính sách đối nội và đường hướng đối ngoại của Nga trong thời kỳ tới.
Các ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2012 (từ trái sang phải: Zhirinovsky, Zyuganov, Mironov, Prokhorov và Putin)
Uy tín cá nhân cộng với sự vượt trội so với 4 đối thủ c̣n lại đang giúp ông Putin tiến dần tới ngôi vị ông chủ điện Kremlin lần thứ 3.
Điều đó sẽ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri Nga. Thế nhưng, những động thái của người Mỹ cho thấy “chú Sam” không hề muốn điều này xảy ra.
Kẻ ngáng đường
Để cản đường ông Putin, người Mỹ đă thực hiện một chiến lược dài hơi. Bước đầu tiên là xây dựng phong trào đối lập ở Nga.
Tiếp đó là kích động các cuộc biểu t́nh phản đối và tiếp theo là các tuyên bố “hùng hồn” mang tính xúi giục chính thức từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm khiến t́nh h́nh vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trong hai bước đi đầu tiên, người Mỹ đă lợi dụng các tổ chức phi chính phủ (NGO) để bơm tiền cho lực lượng đối lập tại Nga. Chính quyền Nga đă sớm phát hiện và phanh phui âm mưu này.
Thủ tướng Nga Putin và các quan chức trong Uỷ ban Điều tra LB Nga không ngại ngần cho công bố con số lên tới hàng trăm triệu USD mà Mỹ rót cho các nhóm đối lập tại Nga thông qua cái gọi là “Quỹ Quốc gia v́ Dân chủ” (NED).
Số tiền này được sử dụng để tổ chức hội họp, biểu t́nh và “khích lệ” những người tham gia.
Phe đối lập biểu t́nh phản đối kết quả bầu cử Đuma Quốc gia Nga ngày 4/12/2011
Ngay sau cuộc bầu cử Đuma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga hồi tháng 12/2011, hàng trăm ngh́n người đă xuống đường biểu t́nh để phản đối kết quả mà theo đó, Đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin giành chiến thắng với 49,5% số phiếu bầu.
Để cổ xuư cho phong trào, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lớn tiếng tuyên bố cuộc bầu cử này là “bất b́nh đẳng và không tự do”.
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Nga, ông Constantin Kosachev đánh giá phát biểu của bà Hillary Clinton là sự kiện “đen tối” nhất trong lịch sử quan hệ Nga-Mỹ hiện đại.
Tại sao Mỹ lại “run”?
Nước Nga, mà tiền thân là Liên Xô cũ, chưa bao giờ là quốc gia “dễ chịu” đối với Mỹ. Nhưng một nhân vật ít “cứng rắn” lănh đạo nước Nga sẽ giúp người Mỹ có nhiều đất diễn hơn trong thế giới hiện đại.Rất tiếc, ông Putin lại không phải mẫu người như vậy.
Phát biểu trước 130.000 người tại sân vận động Luzhniki hôm 23/2, ông Putin tuyên bố không cho phép bất cứ thế lực nào can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga
Chính sách đối ngoại được vạch ra trong chương tŕnh tranh cử của ông Putin cho thấy nước Nga sẽ quyết liệt hơn dưới sự lănh đạo của ông.
Trong bài báo “Nước Nga và thế giới đang thay đổi” đăng trên tờ “Tin tức Moscow”, ông Putin viết: “Nước Nga sẽ chỉ được tôn trọng và được quan tâm khi mạnh mẽ và kiên định lập trường. Nga luôn có lợi thế khi thực hiện một chính sách ngoại giao độc lập. Và, Nga sẽ tiếp tục con đường này”.
Chắc chắn, Nga sẽ tiếp tục là “rào cản” lớn nhất của Mỹ trong các vấn đề Syria, Iran và là đối thủ cạnh tranh của Mỹ tại nhiều “chiến địa” khác. Trong cuộc họp với đại diện một số cơ quan báo chí lớn trên thế giới hôm 2/3, ông Putin tuyên bố Nga sẽ t́m mọi cách ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở Iran.
Trong khi đó, Nga cùng Trung Quốc, hai nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ, cũng đă hai lần phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.
Nga đánh giá, một nghị quyết như vậy sẽ mở đường cho cuộc tấn công quân sự chống Syria, tương tự kịch bản Libya hồi năm ngoái.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga "cắm chốt" tại quân cảng Tartus của Syria
Mới đây, Thủ tướng Putin cũng tuyên bố Nga đề cao vai tṛ của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Đây cũng là khu vực mà người Mỹ đă tuyên bố là lợi ích chiến lược của ḿnh và Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện tại đây.
Ngoài ra, chính sách cứng rắn của ông Putin cũng sẽ “gây khó” cho kế hoạch triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ (NMD). Trên cương vị Thủ tướng, ông Putin hôm 20/2 đă tuyên bố Nga sẽ đáp trả một cách tương xứng và hiệu quả kế hoạch triển khai NMD của Mỹ. Theo đó, Nga sẽ tăng cường lực lượng pḥng thủ không gian-vũ trụ, lực lượng răn đe hạt nhân với các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS. Nga cũng sẽ tăng cường các loại tên lửa chiến lược hiện đại như Topol-M và Yars, đồng thời tái cơ cấu và hiện đại hoá toàn bộ quân đội.
Tên lửa chiến lược Topol-M của Nga
Những con số cụ thể như: hơn 600 máy bay hiện đại, trong đó có các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, hơn 1.000 máy bay lên thẳng, 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và gần 100 thiết bị quân sự vũ trụ, 28 trung đoàn tên lửa S-400, hơn 2.300 xe tăng hiện đại và gần 2.000 đại pháo, khoảng 20 tàu ngầm mới đa chức năng, 8 tuần dương hạm chiến lược mang tên lửa và hơn 50 tàu chiến mới (sẽ được đưa vào trang bị cho quân đội Nga trong 10 năm tới) chắc chắn sẽ khiến người Mỹ phải kiêng nể.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga
Kênh truyền h́nh Fox News của Mỹ ngày 3/3 b́nh luận nếu ông Putin đắc cử Tổng thống, Mỹ nhiều khả năng sẽ phải “cài đặt lại” mối quan hệ với Nga. Nước Mỹ sẽ phải “đối đầu” với một chính quyền mới ở Nga cứng rắn hơn, ít nhất trong ṿng 6 năm tới (tức một nhiệm kỳ Tổng thống Nga).
Đông Triều
theo PNTD