02-21-2012
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ở Syria?
Đặc phái viên của Liên đoàn Ả-Rập tại Nga - ông Giuma al-Ferjani hôm qua (20/2) đă bác bỏ mối lo ngại của Moscow về một hành động can thiệp quân sự vào Syria, nói rằng kể cả phe nổi dậy trong nước cũng như các cường quốc quốc tế cũng không hề muốn một giải pháp như vậy cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
“Không ai ở thế giới Ả-Rập, không ai trong Liên đoàn Ả-Rập, và không ai ở Syria (trong đó) có các phe nổi dậy muốn một hành động can thiệp quân sự vào Syria. Tất cả chúng ta đều phản đối điều đó” -ông Giuma al-Ferjani nói trong một cuộc phỏng vấn với hăng tin RIA Novosti bên lề một hội nghị quốc tế đuộc tổ chức hồi cuối tuần qua ở thành phố nghỉ dưỡng trên Biển Đen – Sochi. Hội nghị thượng đỉnh này có tên “Sự chuyển ḿnh trong Thế giới Ả-Rập và Lợi ích của Nga”.
Quan ngại từ phía Nga
Gần đây, Nga đă nhiều lần bày tỏ quan ngại về một hành động can thiệp quân sự của thế lực bên ngoài đối với Syria, nơi đă có hơn 5.400 dân thường thiệt mạng trong ṿng 11 tháng qua trong các cuộc xung đột giữa người biểu t́nh chống chính phủ và quân đội của Tổng thống Al-Assad.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Nga – Sergei Lavrov bày tỏ rằng Nga “thực sự quan ngại về những hành động nhằm lặp lại một kịch bản tương tự Libya ở Syria” và "chúng tôi thật ḷng muốn nói với các bạn Mỹ và châu Âu của chúng tôi về điều đó. Chúng tôi không muốn lặp lại việc sử dụng vũ lực ở Syria”.
Tuy nhiên, các cường quốc phương Tây đă bác bỏ cáo buộc họ đang âm mưu một hành động quân sự ở Syria. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton biện luận rằng “những động thái như vậy đă hoàn toàn bị gạt bỏ”.
Trong khi đó, Tổng thư kư NATO – ông Anders Fogh Rasmussen hồi tuần trước cũng khẳng định rằng: “Chúng tôi không hề có ư định can thiệp quân sự vào Syria”.
Tín hiệu sai đối với Tổng thống Assad
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Nga đă thẳng thừng phủ quyết hai dự thảo nghị quyết của cơ quan này, trong đó lên án hành động trấn áp dă man của Tổng thống Syria đối với người biểu t́nh.
Moscow cho rằng nghị quyết này là “một chiều”, cho rằng cả phía ông Assad và các phe phái nổi dậy có vũ trang của Syria đều phải chịu trách nhiệm đối với t́nh trạng đổ máu đang xảy ra ở nước này.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông al-Ferjani th́ quan điểm của Nga đối với Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc “vô h́nh trung đă đưa tới tín hiệu sai và tiêu cực cho chính phủ Syria”.
Trong khi đó, các nước phương Tây cũng đă từng bác bỏ một nghị quyết do Nga xây dựng, trong đó kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria ngay lập tực ngừng giao chiến và bắt đầu những cuộc đối thoại. Mỹ và một số nước đồng minh châu Âu cho rằng nghị quyết trên là quá mềm mỏng.
Ông al-Ferjani lập luận: “Chúng tôi nghĩ rằng phía Nga không hề hiểu thấu đáo mong muốn của thế giới Ả-Rập, đó là phải giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lănh thổ ở Syria”.
Vẫn hy vọng một giải pháp ḥa giải
Tháng 11/2011, Liên Đoàn Ả-Rập đă khai trừ tư cách thành viên của Syria, đồng thời kêu gọi Tổng thống Assad từ chức và chuyển giao quyền lực cho cấp phó.
Hồi tháng trước, Liên đoàn lại tiếp tục ngừng sứ mệnh giám sát t́nh h́nh ở Syria v́ chính phủ nước này vẫn tiếp tục sử dụng vũ lực trấn áp người biểu t́nh.
Đầu tháng 2 vừa rồi, Liên đoàn Ả-Rập lại đưa ra một ư tưởng mới nhằm cử một phái đoàn ǵn giữ ḥa b́nh tới Syria, tuy nhiên, đề xuất này đă bị chính phủ Syria kịch liệt phản đối.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng phái đoàn ǵn giữ ḥa b́nh chỉ cần thiết ở một quốc gia đă có ḥa b́nh và một sứ mệnh ḥa b́nh như vậy có thể nhằm nhiều mục đích khác.
Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đă từng thấy dân thường được bảo vệ ở Libya như thế nào và kết quả ra sao”.
Ngoại trưởng Nga đă có chuyến công du tới Syria hồi đầu tháng này. Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Assad, ông Lavrov cho biết nhà lănh đạo Syria này “đă cam kết sẽ chấm dứt hoàn toàn t́nh trạng bảo lực và sẵn sàng đàm phán với phe nổi dậy”.
Nói về vai tṛ của Nga, ông al-Ferjani khẳng định: “Vai tṛ của Nga là rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng rằng Liên đoàn Ả-Rập và Nga có thể t́m kiếm được một giải pháp ḥa giải và sẽ làm việc hết ḿnh để đạt được những mục đích đó”.
Ông Al-Ferjani cũng cho rằng Liên đoàn Ả-Rập, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc cần phải “có trách nhiệm nhằm tránh kịch bản như vậy xảy ra đồng thời nỗ lực t́m ra một giải pháp ḥa b́nh để thay đổi chính quyền Syria mà không cần có bất cứ sự can thiệp quân sự nào”.
Tuy nhiên, có vẻ như không phải tất cả các quốc gia trong Liên đoàn Ả-Rập gồm 22 thành viên cùng chung quan điểm với ông al-Ferjani.
Hồi tháng trước, Quốc vương Qatar- ông Hamad Bin Khalifa al-Thani đă trở thành nhà lănh đạo Ả-Rập đầu tiên công khai kêu gọi thế giới Ả-Rập đưa quân vào Syria nhằm chấm dứt t́nh trạng bạo lực ở quốc gia này.
Sau đó, lời kêu gọi của ông đă được tiếp thêm lửa bởi cựu Chủ tịch Liên đoàn Ả-Rập và cũng là ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng thống Ai Cập trong tương lai – ông Amr Moussa khi ông tỏ ư muốn Liên đoàn Ả-Rập xem xét đề xuất trên.
Đương kim Chủ tịch Liên đoàn Ả-Rập - Nabil al-Arabi cũng đă đồng ư với đề xuất trên, nói rằng “mọi sáng kiến nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria đều sẽ được đưa lên bàn thảo luận”.
Khi được hỏi về tương lai của Tổng thống Assad và chính quyền của ông, ông al-Ferjani cho rằng nếu chính phủ Syria “phản ứng một cách tích cực” trước những đề xuất của phe nổi dậy và Liên đoàn, th́ “Tôi tin rằng họ có thể t́m kiếm được một giải pháp thỏa đáng như trường hợp của Tổng thống Yemen, người đă chấp nhận từ chức hồi thàng 11 năm ngoái dưới sức ép của phe nổi dậy và đă không bị đưa ra “xét xử”.
Đan Khanh - (Tổng hợp)
|
|
|