"Xứ sở mặt trời mọc" náo động khi 5 chiến đấu cơ Nga áp sát không phận Nhật Bản. Trong khi đó, từ trước đến nay các máy bay tuần tra của NATO tự do "lượn lờ" trên không phận các quốc gia vùng Baltic, dọc theo biên giới của Nga nhưng Moscow chưa từng đưa ra bất cứ phản ứng nào.
Sáng ngày 8/2, tín hiệu báo động réo lên inh ỏi sau khi Lực lượng pḥng vệ trên không Nhật Bản phát hiện một số máy bay Nga áp sát không phận nước này.
5 máy bay của quân đội Nga bao gồm máy bay ném bom chiến lược, máy bay trinh sát chiến thuật và máy bay cảnh báo sớm A50 bay qua khu vực xung quanh quần đảo Nhật Bản.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120210/tg10.2_nga.nhat_pravda_n.jpg) |
Máy bay nèm bom Tu-95 của Nga. Ảnh minh họa: radioactivechat. |
Tuy nhiên, các chiến đấu cơ Nga bay khá xa hai ḥn đảo Nhật Bản là Hokkaido và Honshu và không có ư định xâm phạm lănh hải nước này.
Các máy bay ném bom Tu-95 được tiếp nhiên liệu trên không từ hai máy bay Il-78. Sau đó, các máy bay ném bom được kèm bởi các máy bay chiến đấu Su-24 trong khi các máy bay cảnh báo sớm A-50 thực hiện nhiệm vụ giám sát không phận.
Tuy nhiên, các quan chức quốc pḥng Nhật Bản vẫn nhấn mạnh đây là một sự kiện “vô tiền khoáng hậu” và Lực lượng pḥng vệ trên không Nhật Bản phải điều máy bay chiến đấu xuất kích để đuổi chiến đấu cơ Nga bởi lo ngại máy bay Nga xâm phạm lănh hải nước họ.
Về phía Nga, b́nh luận về sự kiện trên, phát ngôn chính thức của không quân Nga Vladimir Drik nhấn mạnh các chiến đấu cơ của họ chỉ bay trong khu vực trung lập, cách xa với khu vực quần đảo Kurin, nơi Moscow và Tokyo xảy ra tranh chấp chủ quyền trong suốt thời gian qua.
Ngoài ra, ông Vladimir Drik c̣n cho biết thêm rằng các phi hành đoàn của Nga được đào tạo và huấn luyện bài bản đủ để có khả năng kiểm soát hành tŕnh bay, tránh gây ra những t́nh huống nhạy cảm gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến quan hệ với các láng giềng.
Trước đó, vào tháng 9/2011, máy bay ném bom Tu-95 của Nga cũng từng bay ṿng quanh Nhật Bản mà không hề vi phạm không phận “xứ sở mặt trời mọc”. Song phía Nhật Bản vẫn triển khai các chiến đấu cơ nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát mọi t́nh huống có thể xảy ra.
Sau đó, giới chức Nhật Bản yêu cầu Nga không được lặp lại sự việc tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, phía Nga đáp trả rằng không có bất cứ điều luật quốc tế nào ngăn cấm Nga thực hiện các chuyến bay như trên. Do đo, Nga không việc ǵ phải chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản.
Ngoài ra, từ phản ứng có vẻ có phần quá nhạy cảm của Tokyo, tờ
Pravda của Nga dẫn ra một trường hợp tương tự để thấy rằng phản ứng của Nhật Bản là quá nhạy cảm.
Theo
Pravda, Hội đồng NATO tại Brussels vừa đưa ra quyết định sẽ mở rộng nhiệm vụ tuần tra không phận các quốc gia vùng Baltic đến năm trước năm 2018 bởi yêu cầu từ các nước Latvia, Lithuania và Estonia.
Trước đó, nhiệm vụ tuần không phận các quốc gia vùng Baltic được Bộ Quốc pḥng các nước thành viên NATO bắt đầu thực hiện từ năm 2004 khi các quốc gia vùng Baltic gia nhập NATO và theo kế hoạch kết thúc vào năm 2007.
Các thành viên NATO sẽ thay phiên nhau đảm nhiệm nhiệm vụ này trong ṿng bốn tháng. Đức đang đảm nhiệm nhiệm vụ này.
Theo nhiệm vụ này, các chiến đấu cơ của các quốc gia chủ chốt của NATO sẽ bay dọc theo biên giới giữa Estonia, Latvia, Lithuania và Nga.
Ngoài ra, NATO cũng triển khai máy bay tuần tra khu vực gần biên giới về phía Bắc của Nga với Na Uy và khu vực biển Đen từ không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng nói là nhờ vậy, NATO có thể tuần tra biên giới của Nga bất cứ lúc nào họ muốn. Cuối cùng,
Pravda b́nh luận, Nga cũng có thể phản ứng tương tự Nhật Bản nhưng họ không làm như vậy.
“Người Nhật không có bất cứ lư do ǵ để hoảng hốt. Người Mỹ thường xuyên bay dọc Bắc Cực và bay gần lănh hải của Liên Bang Nga. Nhưng Moscow chưa bao giờ đưa ra bất cứ lời phản đối nào. Nhật Bản và Mỹ là đồng minh của nhau. Nhiều căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại nước này.
Ngoài ra, nhiều tàu sân bay của họ cũng hiện diện ở khu vực Thái B́nh Dương. Do đó, dĩ nhiên sự hiện diện của các chiến đấu cơ Nga sẽ gây ra sự khó chịu nhất định cho các đối thủ của Nga”, Anatoly Tsyganok, một chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh trên
Pravda.
Bạch Dương (theo Pravda)