Có hay không lời nguyền thảm khốc với hai con tàu xấu số này?
Bí ẩn lời nguyền của xác ướp Ai Cập với con tàu Titanic năm 1912
Titanic là con tàu lớn chạy bằng động cơ hơi nước đă đi vào lịch sử ngành hàng hải bởi những bí ẩn chưa thể lí giải xác đáng xung quanh vụ tai nạn kinh hoàng vào tháng 4 năm 1912. Trong chuyến vượt đại dương đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, con tàu "hoành tráng nhất thời bấy giờ" này đă va chạm vào một tảng băng trôi và bị ch́m, khiến hơn 1.500 người tử nạn. Đây được coi như vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong thời b́nh.
Kể từ khi tai nạn xảy ra với con tàu này, đă gần một thế kỉ trôi qua, song Titanic vẫn là một đề tài không có hồi kết.
Tàu Titanic sẵn sàng hạ thủy.
Lịch sử đă cho thấy, con tàu Titanic có sự trùng hợp đến kinh ngạc với con tàu trong tiểu thuyết “Sự phù phiếm” của tác giả Morgan Robertson. Năm 1898, cuốn tiểu thuyết kể về “sự ra đi” của con tàu Titan được xuất bản nhưng không gây được sự chú ư với bạn đọc. Chỉ sau khi xảy ra vụ ch́m tàu bi thảm, người ta mới mang hai con tàu ra so sánh và thấy rằng chúng có nhiều điểm trùng khớp đến ḱ lạ. Bên cạnh có tên khá giống nhau, hai con tàu đều gặp nạn do va chạm với băng trôi, thậm chí những chi tiết thiết kế nhất định (kích thước, tốc độ, trọng nước nước rẽ) cũng giống nhau y hệt.
Năm 1911, viên thuyền trưởng Edward John Smith giàu kinh nghiệm đă vỗ ngực tự hào rằng “Chính Chúa cũng không thể đánh ch́m con tàu này”. Thế nhưng, ông đă phạm sai lầm khi một năm sau, con tàu đă mang theo hơn 1.500 người cùng ch́m xuống dưới đáy Đại Tây Dương sâu thẳm.
Tháng 3 năm 1912, những hành khách mua vé trên con tàu này đă nhận được thư cảnh báo từ một thầy bói nổi danh thời đó về sự nguy hiểm của hành tŕnh trên biển. Tuy nhiên, họ đều không để tâm đến bức thư v́ cho rằng đó là những chuyện “nhảm nhí, tầm phào”.
Tàu Titanic bắt đầu hành tŕnh của ḿnh.
Trong câu chuyện ḱ bí này, hiện tượng dejà vu đă xảy ra với Blanche Marshall, một phụ nữ Anh. Khi cô đang hưởng tuần trăng mật cùng chồng trên đảo Wight và thấy con tàu đi qua, Blanche đă bất ngờ kêu lên: “Con tàu này sẽ không đến được Mỹ, nó sẽ bị ch́m. Tôi đă trông thấy nó. Hàng trăm người sẽ bị ch́m xuống làn nước đóng băng. Đừng để họ chết!”. Nhưng mọi người cho rằng, cô bị tâm thần.
Đến đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng 4 năm 1912, cái điều không ai ngờ tới ấy đă xảy ra với con tàu…
Tàu Titanic (bên phải) và Olympic - người anh em sinh đôi.
Một giả thuyết cho rằng, con tàu này phạm phải lời nguyền của các Pharaoh Ai Cập v́ đă vận chuyển xác ướp của một phụ nữ bị nguyền rủa. Xác ướp này có tên Shipwrecker (kẻ làm đắm tàu), nó đă gây ra các tai họa khủng khiếp trước đó và lần trả thù cuối cùng chính là vụ ch́m tàu này. V́ muốn đưa xác ướp sang New York triển lăm nên nó được đặt ở pḥng thuyền trưởng, trên đầu có tượng Orisis - biểu tượng Thần chết của người Ai Cập cùng ḍng chữ “Chỉ riêng ánh mắt của Người cũng đủ để tiêu diệt kẻ nào dám án ngữ trên con đường của Người”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau này cho rằng đây là một giả thuyết không có cơ sở.
Giả thuyết của hai nhà nghiên cứu Robin Gardiner và Dan van der Vat th́ lại cho rằng con tàu bị ch́m trên không phải là tàu Titanic mà là tàu Olympic. Cả hai con tàu này được đóng gần như cùng lúc tại một xưởng đóng tàu. Tuy nhiên, sau nhiều tai nạn, Olympic bị mang tiếng “ma ám”, do đó, chủ sở hữu đă quyết định dùng con tàu này dưới cái tên Titanic để thực hiện hành tŕnh vượt đại dương. Theo hai nhà nghiên cứu, con tàu Titanic thật đă thuận buồm xuôi gió với cái tên khác trong hải tŕnh của Hoàng gia Anh và White Star Line, cập bến vào năm 1935.
Tuy nhiên, nhận định con tàu bị ch́m do làm quá ẩu có vẻ thuyết phục hơn cả. Khi đóng tàu, Titanic vẫn được người ta ca ngợi về chất lượng của nó. Thế nhưng, trong cuốn “Bí mật cuối cùng của tàu Titanic” - Brad Matsen, nhiều bí mật về con tàu này đă được hé lộ. Nhà nghiên cứu đă tập hợp đủ chứng cứ để chứng minh rằng con tàu đă bị vỡ làm 3 trước chứ không phải 2 mảnh khi ch́m; ch́m nhanh và ở một góc thấp hơn nhiều so với những ǵ chúng ta thấy trên phim ảnh. Nguyên nhân của sự cố trên là do thiếu đinh tán và thân tàu yếu. Theo những tính toán từ kết quả khám nghiệm trên xác tàu, thân tàu mỏng hơn 1/4 inch (1 inch = 2,54cm) và đinh tán mỏng hơn 1/8 inch so với thiết kế ban đầu. Điều này được cho là sẽ giảm bớt trọng lượng của con tàu đến 2.500 tấn, giúp nó có thể vượt qua kênh đào Anh nhanh hơn.
Những hoài nghi về việc tồn tại lời nguyền trong vụ “Titanic 2012”
Đúng 100 năm sau tai nạn thảm khốc xảy ra với con tàu Titanic; vào ngày thứ sáu, 13/01/2012, vụ việc xảy ra với con tàu du lịch khổng lồ Italia Costa Concordia đă khiến mọi người bàng hoàng, nhất là khi lễ kỉ niệm 100 năm thảm họa Titanic đang dần đến. Nó đă đụng phải đá ngầm và lật nghiêng, ch́m một bên ở gần đảo Giglio, Tuscany, miền Trung Tây nước Italia. Ngay lập tức, nhiều người đă cho rằng, con tàu này đă chịu lời nguyền bí ẩn của một thế lực huyền bí nào đó.
Một chuỗi những sự kiện ḱ quặc đă xảy đến với con tàu này. Ngày 07/07/2006 là ngày con tàu hạ thủy. Theo truyền thống, mỗi con tàu mới sau khi hoàn thành, lúc hạ thủy được chúc phúc bằng cách quăng một chai rượu champagne mạnh vào vỏ tàu. Chai rượu vỡ, đồng nghĩa với việc con tàu sẽ gặp nhiều may mắn. Ngược lại, chai rượu không vỡ là một điềm gở. Và điều không ai muốn đă xảy ra, chai rượu không hề hấn ǵ sau cú va cực mạnh với vỏ tàu. Nhiều người cho rằng không sớm th́ muộn, con tàu sẽ có một kết cục bi thảm. Chưa đầy 6 năm, nó đă gặp nạn hai lần: lần đầu vào năm 2008 và lần này vào thứ sáu, ngày 13/01/2012 - ngày đáng sợ đối với người phương Tây.
Hai anh em Yannic và Kevin Sgaga người Thụy Sĩ đă kể lại trên tờ La Tribune de Geneve rằng trước lúc xảy ra vụ tai nạn, trên tàu đang bật ca khúc My Heart Will Go On của nữ ca sĩ người Canada - Celine Dion. Đó là ca khúc chủ đề trong phim Titanic. Sau khi thoát nạn, Yannic chia sẻ trong sự bàng hoàng đến tột độ “Cảnh tượng trong phim Titanic chưa bao giờ sống động trong tâm trí chúng tôi như thế”. Cho tới giờ, người ta vẫn chưa phát hiện ra ai là người đă bật bài hát đó trong giây phút kinh hoàng như gợi lại kí ức của 100 năm về trước ấy.
Bài viết có tham khảo các nguồn thông tin: Dailymail, Worldpostnews, Wikipedia...
theo PLXH