MANILA (Reuters) -Chính phủ Mỹ hiện đang xem xét việc sử dụng các hải cảng và phi trường của Philippines để tiếp tế nhiên liệu và cung cấp các dịch vụ tu bổ cho chiến hạm cũng như phi cơ chiến đấu, theo các nguồn tin từ giới chức quân sự và ngoại giao hôm Thứ Năm.
Một lá cờ Philippines được treo trên hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ trong lần ghé thăm quốc gia này hôm 4 tháng 9, 2010. (H́nh: JAY DIRECTO/AFP/Getty Images)
Điều này sẽ mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông giữa khi có căng thẳng với Trung Quốc ở nơi này.
Tuy nhiên nguồn tin trên cũng cho hay Mỹ không có ư định mở lại các căn cứ quân sự đă có ở Philippines trước đây.
Sự hợp tác quân sự đang ngày càng gia tăng với Philippines, một quốc gia đồng minh từng yêu cầu Mỹ rút căn cứ hải quân và không quân lớn ở nơi này khoảng 20 năm trước đây, tiếp theo việc Mỹ loan báo hồi năm ngoái kế hoạch thành lập một căn cứ Thủy Quân Lục Chiến ở khu vực Bắc Úc và có thể thương thảo với Singapore để đưa chiến hạm đồn trú nơi này.
Các hoạt động trên xảy ra trong lúc có t́nh trạng căng thẳng về mặt ngoại giao lẫn quân sự trong vùng Biển Đông, đặc biệt là quanh quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp lănh thổ giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Hồi tháng qua, các giới chức cao cấp quốc pḥng và ngoại giao Philippines gặp các giới chức Mỹ để thảo luận việc gia tăng các cuộc tập trận chung, cũng như các cuộc huấn luyện, thăm viếng của phi cơ và chiến hạm Mỹ ở Philippines.
“Đây chỉ là vấn đề sử dụng, không phải đặt căn cứ,” theo lời một giới chức Bộ Ngoại Giao.
Các chiến hạm và phi cơ quân đội Mỹ thường xuyên kiếm các địa điểm để dùng làm nơi tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm, sửa chữa... bên cạnh các cuộc viếng thăm thân hữu, huấn luyện hay thao dượt hỗn hợp.
Hồi tháng qua, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Philippines Voltaire Gazmin cho báo chí hay tại Manila rằng chính phủ quốc gia này cũng đang cứu xét một đề nghị của Bộ Chỉ Huy Thái B́nh Dương của Mỹ là để phi cơ trinh sát loai P3C-Orion đồn trú trên lănh thổ họ để theo dơi t́nh h́nh trong vùng Biển Đông.
(V.Giang/NV)