Họ sống ở nước ngoài nhưng không nguôi nhớ về quê hương. Một ngày, họ quyết định về lại Việt Nam để sống, hoặc làm việc liên tục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một người sẵn sàng lăn xả để cứu giúp bệnh nhân, một người từ bỏ công việc đang làm để truyền bá văn hoá Việt Nam ở Hoa Kỳ, và giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam có cơ hội đến Hoa Kỳ học tập.
Phép màu của sự sống
Với Lư Doanh Doanh, trải nghiệm “màu nhiệm” nhất mà chị từng chứng kiến, là thấy người nhiễm HIV đang đối mặt với tử thần bỗng trở về cuộc sống. Trên con đường chờ lưỡi hái tử thần giáng xuống, họ phải đối diện với sức khoẻ suy sụp, và ghê gớm hơn, là sự kỳ thị của những người xung quanh. Tuy vậy, nhờ có thuốc đặc trị và sự tận t́nh của các chuyên gia, bác sĩ và điều dưỡng điều trị HIV, nhiều người nhiễm HIV đă thoát khỏi lưỡi hái tử thần và trở về với cuộc sống b́nh thường. Đối với bác sĩ Doanh, trong cuộc chiến với HIV, mỗi mạng sống giành lại được là một chiến thắng.
Doanh Doanh đến Mỹ định cư cách đây gần 25 năm, khi c̣n là một cô bé 15 tuổi quê ở huyện Trà Ôn, tỉnh Cửu Long thời bấy giờ. Từ miền quê Việt Nam đến một trong những thành phố giàu văn hoá lịch sử nhất nước Mỹ, Doanh Doanh đă phải học và làm việc cật lực để hoà nhập vào cuộc sống mới và để theo đuổi giấc mơ làm bác sĩ. Chị về thăm Việt Nam lần đầu năm 1995, sau khi tốt nghiệp viện Khoa học kỹ thuật Massachusetts (MIT). Năm 2006, chị hoàn thành chương tŕnh đào tạo y khoa, chuyên khoa nhiễm, và t́m kiếm cơ hội trở về Việt Nam làm việc.
Công việc của bác sĩ Doanh là “chuyên viên huấn luyện y tế lâm sàng”. Bác sĩ Doanh hiện là giảng viên của đại học Y Harvard, và làm việc cho chương tŕnh AIDS của đại học Y Harvard tại Việt Nam – HAIVN. Tổ chức này đào tạo và hỗ trợ chuyên môn cho các y bác sĩ chuyên chữa trị bệnh nhân HIV ở Việt Nam. Chị không những làm việc sát cánh bên đồng sự Việt Nam, mà c̣n có cơ hội trực tiếp tiếp xúc và điều trị cho bệnh nhân HIV. Chị cho biết công việc này đem lại cho ḿnh rất nhiều niềm vui về tinh thần.
Đây là lư do chính thôi thúc chị “bén rễ” quê nhà, dù cuộc sống của chị ở Mỹ rất thoải mái. Chị cảm thấy hạnh phúc khi thấy được hiệu quả cao của việc ḿnh làm, trong một môi trường c̣n quá nhiều khó khăn và bất cập như ở Việt Nam. Sự khó khăn trở thành động lực giúp chị sáng tạo nhiều hơn. Thử tưởng tượng, tại Mỹ, mọi điều kiện, phương tiện khám chữa bệnh như bác sĩ, y tá, máy móc, thuốc men và các quy tŕnh khám và điều trị... đều sẵn sàng, hiện đại bậc nhất. Ở Việt Nam, tất cả các khâu đều có thể lủng lỗ ở đâu đó. Không đầu hàng, bác sĩ Doanh Doanh linh hoạt hướng đến việc chữa trị kịp thời và nhanh chóng nhất để cứu bệnh nhân, chứ không lệ thuộc vào các quy tŕnh cứng nhắc. Nếu là một bác sĩ nước ngoài, chị sẽ khó ḷng xoay xở được như vậy. Chị tin, v́ ḿnh là người Việt Nam, hiểu phong tục, tập quán, văn hoá Việt Nam, chính điều này đă giúp cho chị rất nhiều trong công việc.
Bác sĩ Doanh vui v́ góp phần mang “phép màu của sự sống” đến nhiều bệnh nhân HIV ở Việt Nam. Chị thoả nguyện với quyết định về sống ở quê hương. Cũng tại đây, ông trời mang nhân duyên đẹp đến với chị. Chồng chị là một doanh nhân cực kỳ thành đạt trong ngành công nghệ cao ở thung lũng Silicon, cũng quyết định về Việt Nam. Khi ở Mỹ, hai người mới chỉ là bạn bè. Về đây, họ có cơ hội gần nhau hơn, hân hoan đến với nhau trong sự chia sẻ và đồng cảm. Có thể nhận thấy hạnh phúc sâu lắng, qua gương mặt tươi tắn, ánh mắt hiền hoà, và giọng nói từ tốn của chị.
Nhịp cầu văn hoá giáo dục Việt – Mỹ
![](http://news.data.vietinfo.eu//2012/02/09/168509/1328797535.6864.jpg)
Trần Thắng – chủ tịch IVCE (viện Văn hoá giáo dục Việt Nam) là sáng lập viên cùng với ban cố vấn bao gồm GS Trần Văn Khê, GS Nguyễn Thuyết Phong, GS John Balaban... Đó là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2000. Mục tiêu của IVCE là quảng bá văn hoá Việt Nam ở Hoa Kỳ, giúp sinh viên Việt Nam tham gia các chương tŕnh trao đổi hoặc học bổng ở Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác giáo dục và các hoạt động nhân đạo khác.
Trần Thắng ước mơ một ngày Việt Nam có các bảo tàng nghệ thuật đương đại tầm cỡ như MoMa, những khu hoà nhạc hoành tráng như Lincoln Center ở New York. Anh cho rằng những giá trị nhân văn của thành phố lớn phải đi kèm những cơ sở văn hoá nghệ thuật đương đại đúng tầm vóc.
Tôi cứ gặng hỏi, sao anh lại cả gan ngưng công việc ổn định trong hăng động cơ máy bay lớn nhất thế giới Pratt & Whitney năm 2008, để dồn tâm sức cho các hoạt động của ICVE? Thắng không muốn dùng những từ ngữ đao to búa lớn theo kiểu “tôi có lư tưởng”, “tôi yêu quê hương” để mô tả ḿnh. Có thể, điều đó đă ngấm vào anh như một thứ t́nh yêu không lời, không cần phải khoa trương, hay giải thích.
IVCE đă đi được chặng đường dài. ICVE không ngừng tổ chức hàng năm nhiều buổi chiếu phim, triển lăm tranh, biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam, thuyết tŕnh về văn hoá Việt Nam... tại các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ như Harvard, Yale, Brown, UC Berkeley… thu hút vài trăm đến vài ngàn người tham gia mỗi lần. Các bộ phim như Áo lụa Hà Đông, Trăng nơi đáy giếng, Mùa len trâu, Chuyện của Pao, Đừng đốt, Cánh đồng bất tận... đă đánh thức cảm xúc mănh liệt của người xem, với văn hoá và con người Việt Nam. Có người Mỹ sau khi xem Đừng đốt đă thốt lên: “Đừng đốt đă đốt cháy trái tim tôi!”
Về giáo dục, IVCE đă thực hiện chương tŕnh du học Hoa Kỳ nhằm giúp học sinh, sinh viên biết cách nộp đơn, t́m học bổng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Từ năm 2002 – 2010, IVCE đă tư vấn trên 6.000 người tại 40 buổi hội thảo và 2.000 người online. Mục tiêu của IVCE là giúp 30.000 người trong mười năm từ năm 2005 – 2015. IVCE cũng tổ chức các lớp học luyện thi GRE, SAT, TOEFL miễn phí từ năm 2008 đến nay, với tổng cộng vài ngàn bạn tham gia. Đặc biệt, IVCE nối nhiều “nhịp cầu” để các đại học Hoa Kỳ hợp tác với đại học Việt Nam, tổ chức các chương tŕnh học theo tiêu chuẩn đại học Hoa Kỳ, hoặc trao đổi sinh viên giữa hai bên. Chương tŕnh Book Drive của IVCE đă tặng trên 2.700 sách giáo khoa và 2.000 tạp chí chuyên ngành đến sáu trường đại học lớn ở Việt Nam.
Có vẻ như, Thắng đang gần chạm được tay vào những ước mơ của ḿnh.
Nguồn: SGTT