(ĐVO) Khi trở thành “của hiếm”, những chiếc đèn dầu của một thời xa vắng bỗng trở thành một món đồ cổ được nhiều nhà sưu tầm săn lùng ráo riết...
Những chiếc đèn dầu đă theo chân các nhà truyền giáo người Pháp vào Việt Nam từ những thập niên cuối thế kỷ 19. Vào thời kỳ này, chúng vẫn là một vật dụng xa xỉ chỉ dành cho những nhà giàu có.
Một thời gian sau đó, hăng dầu Shell của Mỹ mang dầu hỏa sang bán ở Việt Nam. Thế nhưng, do thói quen dùng dầu lạc, nến để thắp sáng của dân ta nên nên dầu hoả của hăng này không bán chạy. Những nhà buôn dầu đă nghĩ ra chiêu “khuyến măi” độc đáo: mua dầu hỏa được tặng đèn. Kể từ đó đèn dầu thường được gọi là "đèn Hoa Kỳ" và trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Bước sang thế kỷ 20, sự phát triển của mạng lưới điện khiến những chiếc đèn dầu không c̣n giữ vị trí độc tôn trong việc chiếu sáng. Tuy vậy, do hoàn cảnh chiến tranh cũng như những khó khăn về kinh tế, cho đến đầu thập niên 1990, những chiếc đèn dầu vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam từ khu vực nông thôn đến thành thị.
Từ 2 thập niên trở lại đây, với sự hoàn thiện của mạng lưới điện cũng như sự xuất hiện của nhiều loại thiết bị chiếu sáng dự pḥng, những chiếc đèn dầu dần biến mất khỏi các gia đ́nh, đặc biệt là tại những thành phố lớn.
Ngày nay, khi trở thành “của hiếm”, những chiếc đèn dầu của một thời xa vắng bỗng trở thành một món đồ cổ được nhiều nhà sưu tầm săn lùng ráo riết. Từ chỗ bị bỏ đi, giá trị của chúng tăng lên gấp bội so với thời kỳ c̣n thịnh hành trong đời sống…
Dưới đây là h́nh ảnh Đất Việt ghi nhận về những chiếc đèn dầu cổ của một số nhà sưu tầm ở Hà Nội:
Đèn dầu (đèn Hoa Kỳ) là loại đèn phát sáng do ngọn lửa đốt bằng dầu hỏa, thịnh hành trên thế giới từ giữa thế kỷ 19.
Đèn gồm có một bầu đựng dầu làm bằng kim loại hay thủy tinh, sứ và một sợi bấc. Đoạn dưới sợi bấc nhúng trong dầu để dẫn dầu, đoạn trên nhô lên khỏi bầu đèn.
Khi châm lửa vào phần nhô lên của bấc, dầu ngấm trong bấc sẽ cháy và tạo ra một ngọn lửa màu vàng. Kích thước của ngọn lửa được điều khiển bằng cách chỉnh độ dài của phần bấc nhô lên qua núm vặn.
Sau một thời gian dài bị "thất sủng", ngày nay những chiếc đèn dầu trở thành “của hiếm” được nhiều nhà sưu tầm đồ cổ săn lùng ráo riết. Từ chỗ bị bỏ đi, giá trị của chúng tăng lên gấp bội ban đầu.
Những chiếc đèn dầu có từ thời Pháp được chếc tác cầu kỳ và rất hiếm, giá trị có thể từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
Đèn dầu cổ Trung Quốc có khả nhiều, đa dạng về kiều dáng, mẫu mă, một số chiếc có tuổi đời trên dưới 100 năm.
"Khi rời khỏi Việt Nam cách đây nhiều thập niên, những người Hoa đă bán đi rất nhiều đèn dầu cổ với giá rất rẻ mạt", nhà sưu tầm Nguyễn Ngọc Anh, trú tại số 30 phố Hàng Rươi, Hà Nội, cho biết.
Vẻ ngoài của chiếc đèn dầu cũng phản ánh thân phận của người chủ sở hữu. Những chiếc đèn cầu kỳ, tinh xảo chỉ dành cho các gia đ́nh khá giả, có địa vị trong xă hội. Đèn dầu "b́nh dân" có kiểu dáng đơn giản, mộc mạc hơn nhiều.
Một kiểu đèn dầu quen thuộc trong thời kỳ bao cấp ở Hà Nội.
Do t́nh trạng thiếu điện mà cho đến đầu thập niên 1990, những chiếc đèn dầu vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội.
Ngày nay, tại một số gia đ́nh và đền, chùa, đèn dầu vẫn c̣n được đặt trên bàn thờ để lấy lửa thắp hương trong các ḱ cúng lễ hay giỗ chạp.
Hồng Quân