Quyết định gửi chiến hạm mạnh hơn đến quần đảo Falkland của Anh đang châm ng̣i cho tranh chấp lănh thổ từng bùng lên thành một cuộc chiến và vẫn luôn sôi sục hàng thập kỷ qua với Argentina.
2012 là năm kỷ niệm 30 năm ngày cuộc chiến Anh-Argentina bùng nổ liên quan đến tranh chấp lănh thổ quần đảo Falkland giữa hai nước này.
Tuy nhiên, dường như những bất đồng giữa hai nước liên quan đến Falkland vẫn chưa bao giờ dịu đi mà vẫn âm ỉ cháy và chỉ chờ thời điểm thích hợp để bùng lên. Nguyên nhân là, Argentina chưa bao giờ chấp nhận họ là kẻ chiến bại và ngừng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Và thời điểm đó đă đến. Những ngày qua, bất đồng và căng thẳng Anh-Argentina mang tên Falkland đang bùng trở lại, không biết do ngẫu nhiên hay cố ư mà rơi đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Falkland giữa Anh-Argentina năm 1982.
Động cơ thúc đẩy căng thẳng giữa hai nước bùng lên đến từ thông báo mới của Anh sẽ triển khai một trong những tàu khu trục uy lực nhất của Hải quân Hoàng gia mang tên Dauntless tới Nam Đại Tây Dương để thay thế cho một chiến hạm khác đang làm nhiệm vụ tại đây.
Nhiều chuyên gia nhận định sự hiện diện của Dauntless sẽ hạn chế khả năng của không quân Argentina trong trường hợp một cuộc chiến trên Falkland tái bùng nổ. Được trang bị tên lửa tối tân và uy lực nhất, Dauntless có khả năng hạ gục bất cứ chiến đấu cơ nào trên bầu trời.
Ngoài ra, chiến hạm sở hữu hệ thống tên lửa pḥng không tân tiến nhất Sea Viper c̣n có khả năng chở 700 người và 60 binh sĩ.
“Chúng tôi sẽ luôn ở trong thế sẵn sàng để bảo vệ quần đảo Falkland nếu cần thiết. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang nhận thấy có bất cứ mối nguy hiểm nào trên quần đảo này tại thời điểm hiện tại. Nhưng chúng tôi sẽ luôn tái xác nhận khả năng này và sẽ luôn đảm bảo khả năng của chúng tôi để đối phó với mọi t́nh huống có thể xảy ra”, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố.
Trong khi đó, Hải quân Hoàng gia Anh lại muốn làm giảm đi tính hệ trọng của sự việc khi nhấn mạnh rằng họ đă hiện diện ở Nam Đại Tây Dương trong suốt một thời gian dài và việc thay thế một chiến hạm này bằng một chiến hạm khác là một điều hoàn toàn b́nh thường và không có ǵ đáng để “làm um” lên.
Tuy nhiên, giải thích này không thể làm dịu cơn giận dữ của người Argentina. Đặc biệt lại thêm sự kiện Hoàng tử William, người kế thừa thứ 2 của nước Anh vừa nhận được lệnh bổ nhiệm tới Fankland với tư cách là phi công t́m kiếm và cứu hộ của không quân hoàng gia càng khiến Argentina “sôi sục”.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120206/6.2.prince-william-Falkland-islands_full_600.jpg)
Biểu t́nh phản đối Hoàng tử Anh Wiliam tới đảo Falkland tại Argentina. Ảnh minh họa:
Reuters.
Bộ Ngoại giao Argentina nhấn mạnh Hoàng tử William tới quần đảo như “một kẻ xâm chiếm” và người Argentina th́ coi đây là một “hành động khiêu khích”.
“Đây là một hành động khiêu khích. Không thể phớt lờ mục đích chính trị của sứ mệnh quân này v́ Hoàng tử William là thành viên của hoàng gia Anh”, một quan chức Nam Đại Tây Dương tên là Marco phát biểu trên tờ
La Nacion.
Trước đó, tháng 6/2011, Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner gọi thủ tướng Anh David Cameron là “ngạo mạn và khờ khạo” c̣n Anh là “một đế quốc thô bỉ đang suy tàn” khi London từ chối đàm phán với Buenos Aires về quần đảo tranh chấp này.
Trong khi đó, Anh cáo buộc Argentin "chủ nghĩa thực dân" bởi việc nước này không ngừng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Falkland.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Arghentina phản pháo lại rằng lời lẽ của ông Cameron là “đầy khiêu khích” c̣n Ngoại trưởng nước này, Hector Timerman cũng dùng lại cụm từ “chủ nghĩa thực dân” để mỉa mai, công kích Anh.
Dưới đây là các sự kiện, dấu mốc quan trọng, đáng nhớ liên quan đến cuộc chiến Falkland và xung đột Anh-Argentina (theo
CS Monitor):
1. Quần đảo Falkland và cuộc chiến đảo Falkland năm 1982
Quần đảo Falkland, có tên tiếng Tây Ban Nha là Malvinas, nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 460 km. Quần đảo này gồm hai đảo chính của Đông Falkland và Tây Falkland, cùng với hơn 776 ḥn đảo nhỏ hơn.
Hiện tại, Falkland là lănh thổ tự trị của Anh với thủ phủ Stanley, Đông Falkland. Tổng diện tích của quần đảo là 12.173 km2. Cho đến nay, dân số đạt khoảng 2.379 người, phần lớn tập trung tại Thủ đô Stanley.
Falkland có lịch sử khá phức tạp. Những nhà thám hiểm người Anh phát hiện ra ḥn đảo vào năm 1592, nhưng nước này chưa tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Măi đến năm 1690, nơi đây được đặt tên theo một đô đốc Anh đầu tiên đặt chân tới đây.
Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, một nhóm người Pháp tới đây khai hoang và cư ngụ tại đây trong một thời gian ngắn, tiếp sau là Tây Ban Nha với việc tuyên bố chủ quyền với ḥn đảo.
Sau đó, Argentina, lấy tư cách là người thừa kế của Tây Ban Nha để chiếm quyền sở hữu ḥn đảo nhưng bị quân đội Anh giành lại vào năm 1833.
Kể từ đó, người Anh định cư lâu dài ở đây với nghề nghiệp chính là sản xuất lông cừu. Măi đến năm 1982, cuộc chiến Falkland nổ ra giữa Anh và Argentina trong ṿng hai tháng. Anh th́ có lợi thế hơn về kinh nghiệm chiến đấu c̣n Argentina có lợi thế về vị trí địa lư do ở gần quần đảo Falkland.
Cuộc chiến Falkland cuối cùng kết thúc sau 74 ngày với chiến thắng thuộc về Vương quốc Anh. Argentina đành ngậm ngùi là kẻ bại trận và phải chấp nhận để Anh tiếp tục cai quản quần đảo Falkland.
Đây là cuộc chiến lớn đầu tiên diễn ra trên biển và trên không kể từ sau chiến tranh thế giới 2 giữa hai lực lượng quân sự được trang bị hiện đại bắt nguồn từ tranh chấp lănh thổ kéo dài.
Cuộc chiến Falkland làm 907 người thiệt mạng trong đó, con số bên Argentina là 649 người c̣n phía Anh, số người thiệt mạng là 255 bao gồm binh lính và sĩ quan.
Số người bị thương lên tới 1.188 người (phía Argentina) và 777 người (phía Anh). Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, c̣n phía Anh chỉ có 115 người.
2. Chuyện ǵ tiếp diễn sau chiến tranh?
Sau chiến tranh, Argentina và Anh cắt đứt quan hệ ngoại giao. Phải đến cuối những năm 1980, cả hai bên mới nỗ lực hàn gắn lại quan hệ và chính thức nối lại quan hệ song phương năm 1990.
Năm 1998, Tổng thống Argentina Carlos Menem đến thăm Anh và vào năm 2001, Thủ tướng Tony Blair trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến thăm quần đảo Falkland.
Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao này không đủ để giúp hóa giải tranh chấp liên quan đến Falkland giữa Anh và Argentina.
Argentina tuyên bố không muốn tái khởi động một cuộc chiến tranh với Anh trên đảo Falkland. Họ muốn có một giải pháp ngoại giao và mạnh mẽ kêu gọi Anh nên hợp tác với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để cùng Argentina đàm phán song phương nhằm t́m giải pháp giải quyết ổn thỏa vấn đề chủ quyền của quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên Anh từ chối đề nghị của Argentina.
3. Nguyên nhân nào khiến quần đảo Falkland trở thành điểm nóng tại khu vực Nam Đại Tây Dương?
Vị trí chiến lược của quần đảo Falkland rất gần với khu vực phía nam của Nam Mỹ và Nam Cực. Nó là bàn đạp cho bất kỳ lực lượng nào muốn tiến hành các nhiệm vụ quân sự và dân sự ở Nam Cực. Với riêng nước Anh, vị trí này rất quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát ở khu vực Nam Mỹ.
Vai tṛ về giao thông và kinh tế cũng khẳng định tầm quan trọng của quần đảo Falkland. Ngoài những hoạt động truyền thống về khai thác than, đánh bắt cá và cảng biển, những giếng dầu phong phú trong vùng lănh hải của quần đảo là nhân tố giúp phát triển kinh tế cho người dân ở Falkland và Anh. Theo tính toán, trữ lượng của khu vực lên tới 60 triệu thùng (tương đương 9,5 tỷ m3).
Du lịch cũng dần trở thành thế mạnh của quần đảo này. Hàng năm, hàng chục ngh́n du khách đến thăm quần đảo trên những chiếc tàu du lịch, hấp dẫn với hệ động, thực vật đa dạng cùng các cơ sở nghỉ dưỡng được đầu tư hiện đại.
Bạch Dương (Theo CS Monitor)