1.2.1962-1.2.2012, vậy là đă 50 năm kể từ ngày trên sóng phát thanh vang lên đĩnh đạc giọng người xướng ngôn viên: “Đây là Đài phát thanh Giải phóng, tiếng nói của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cùng lúc là những giai điệu hào hùng, thôi thúc của bài hát Giải phóng miền Nam, bài hát chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác, lúc ấy ông lấy bút danh là Huỳnh Minh Siêng. Và, bây giờ đó là bài hát của những kư ức - t́nh yêu trong ḷng những người kháng chiến cũ như chúng tôi.
Từ năm 1970, tôi là biên tập viên của buổi phát thanh binh vận Đài tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội. Thời gian ấy tôi viết bài cho Đài tiếng nói Việt Nam là chính, nhưng nhiều bài của tôi cũng được phát trên sóng của Đài phát thanh Giải phóng. C̣n từ giữa năm 1971, tôi đă chính thức trở thành phóng viên chiến trường của Đài phát thanh Giải phóng. Khi ấy, Ban biên tập đài c̣n cắm sâu trong một vùng rừng tận Campuchia. Việc phát sóng hoàn toàn do CP90 - bộ phận Đài Giải phóng nằm ở Hà Nội - đảm trách. Do hoàn cảnh chiến tranh quá ác liệt, nên Ban Biên tập Đài Giải phóng ở chiến trường chỉ đảm nhiệm việc viết tin bài và truyền ra “đài lớn” bằng tê-lê-típ. Giữa những cơn sốt rét hành hạ, chúng tôi - những phóng viên trẻ lúc ấy mới từ ngoài bắc vào hay từ dưới các đô thị vùng tạm chiếm lên chiến khu - vừa nằm dưới hầm tránh bom B52 vừa viết bài tùy theo chuyên mục của ḿnh. Như tôi viết bài về binh vận, nhà văn Lê Điệp viết bài về đô thị, c̣n chị Tuyết “ṛm” mới từ Sài G̣n lên sau khi đă hoạt động nội tuyến th́ viết bài theo chuyên mục phụ nữ đô thị miền Nam. Mỗi người mỗi việc, bài vở khi viết xong nộp ngay cho Ban biên tập xử lư.
Phát thanh viên Đài Giải phóng: chị Tuyết Nga và chị Thanh Giang - Ảnh: T.L |
Tôi c̣n nhớ, Giám đốc Đài Giải phóng hồi ấy là ông Hai Xuyên, một người thật thà và mộc mạc như nông dân. Có lần, ông tập hợp anh chị em biên tập viên và phóng viên để truyền đạt nghị quyết. Trong một khoảng rừng dày, mọi người mắc vơng xung quanh thủ trưởng và vừa… ngủ vừa nghe giám đốc truyền đạt. Thỉnh thoảng, có phóng viên… ngáy o o, ông Hai Xuyên lại khẽ khàng nhắc: Các đồng chí ngáy to quá, tôi làm sao giảng bài? Tôi hồi ấy c̣n rất trẻ, tính lại hồn nhiên tếu táo, nghe thế cười phá lên. Mấy phóng viên khác cũng cười theo. Ông Hai Xuyên, lạ lùng thay, cũng… cười.
Chúng tôi sống thật ḥa đồng, giữa thủ trưởng với lính gần như không có ngăn cách giả tạo nào. Tôi nhớ, bên cạnh ông Hai Xuyên, Ban biên tập hồi ấy c̣n có ông Sáu Hoàng Hà, một người sắc sảo và hóm hỉnh nói giọng bắc; ông Sáu Phan quê miền Trung hay rủ rỉ rù ŕ; chú Tư Tịnh Đức đồng hương với tôi thường trầm ngâm nhưng sống rất t́nh cảm và có phần hơi ngơ ngác. Họ đều là dân “hai mùa kháng chiến” và đều là các bậc thầy của chúng tôi trong lĩnh vực báo chí phát thanh. Họ cũng đều là những người biên tập rất “mát tay”, những người duyệt bài rất nhanh nhạy. Tôi nhớ, cứ chiều chiều, lúc rảnh việc, tôi và Lê Điệp với Vũ Ân Thy lại kéo nhau tới “nhà” của chú Tư Tịnh Đức tán gẫu và…gạ rượu. Chả là chú Tư Đức luôn thủ sẵn trong ḅng một chai rượu thuốc, không biết ngâm với thứ rễ cây hay lá lẩu ǵ, nhưng uống có… mùi cồn. Với chúng tôi, vậy là “quá đă” rồi! Nếu chiều ấy chúng tôi chuyện tṛ tâm đắc với chú Tư Đức, ông sẽ nhẹ nhàng lôi chai rượu thuốc từ ḅng ra, và mấy chú cháu nhâm nhi, mặc kệ trên nóc rừng âm i tiếng máy bay hay thỉnh thoảng rộ lên những tràng bom đâu đó. Cuộc đời lúc ấy thật vui, vui hồn nhiên, và chúng tôi đă học được cách để thích nghi, thậm chí để mặc kệ tất cả những nguy hiểm đang ŕnh rập.
Một số biên tập viên và phóng viên của đài |
Tôi c̣n nhớ một phóng viên rất trẻ hồi ấy là anh Kha Lương Ngăi, tính hồn hậu, dáng đi hơi chúi về phía trước, cứ như anh đang “vượt tường lửa” qua các vùng giáp ranh. Anh Ngăi từ T4 lên, cùng với Lê Điệp nhận nhiệm vụ đi về trụ bám chiến trường T4 (vùng ven Sài G̣n). Một người “dân Nam kỳ” th́ làm nhiều, nói ít, kinh nghiệm chiến trường đầy ḿnh. Một người “dân Hải Pḥng hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu” th́ miệng như tép nhảy, lúc nào cũng vui đùa tếu táo, nhưng “chịu chơi” và không trốn việc. Vậy là quá tốt để kết thành một “cặp đôi hoàn hảo” cho chiến trường T4 ác liệt.
Đài Giải phóng hồi ấy là nơi phóng viên đến rồi đi, ít ai trụ lại lâu. Đi về các chiến trường. Năm 1972, tôi được rút về Ban Binh vận và đi chiến trường Mỹ Tho. Lội Đồng Tháp Mười về tới nam lộ Bốn, tôi đi mất một tháng rưỡi, trong khi quăng đường ấy thể hiện trên bản đồ rất ngắn. Về các chiến trường là được trực tiếp xáp mặt chiến tranh, bài viết “có lửa” hơn, nhưng gian khổ và nguy hiểm cũng nhiều hơn. Vậy mà chúng tôi ai cũng háo hức khi được đi chiến trường. Đài phát thanh Giải phóng đă thật sự là “ḷ” đào tạo chúng tôi thành những phóng viên chiến trường thứ thiệt, và sau này là những nhà báo không đến nỗi nào.
Thanh Thảo