LIỆU CHIẾN TRANH MỸ-TRUNG CÓ XẢY RA? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-04-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default LIỆU CHIẾN TRANH MỸ-TRUNG CÓ XẢY RA?

Sự điều chỉnh chiến lược quốc pḥng của Mỹ đă khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ là điều không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích, nội dung như sau:

Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Mỹ? Liệu Bắc Kinh có sẽ tuyên chiến với siêu cường toàn cầu hay không?

Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc pḥng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định h́nh tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.

Cốt lơi chiến lược

Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rơ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lơi của chiến lược quân sự mới của Mỹ. Văn bản này đă cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rơ rằng Mỹ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.

Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, bản điều chỉnh chiến lược quốc pḥng này nêu mục tiêu rơ ràng bằng giấy trắng mực đen: định h́nh lại quân đội Mỹ để có thể “giữ vai tṛ lănh đạo toàn cầu và duy tŕ ưu thế quân sự của Mỹ”. Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ tất yếu sẽ suy yếu trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên tương ứng.

Mỹ muốn ḿnh vẫn là số một, và chiến lược quốc pḥng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó. Tổng thống Obama đă nói: “Đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao’’ “chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt’’.

Bản điều chỉnh nêu ra hai nhân tố định h́nh quá tŕnh chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lănh thổ Mỹ. Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. C̣n bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.

Mỹ cho biết chiến lược quân sự mới này, khuyến khích “sự trỗi dậy ḥa b́nh của các cường quốc mới”. Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đă được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.

C̣n về việc Trung Quốc trỗi dậy có ư nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng ta bằng nhiều cách khác nhau”.

Xin lưu ư cách mà Trung Quốc được mô tả là một “cường quốc khu vực” đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nối. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc c̣n lâu mới mang tính toàn cầu.

Thiếu ḷng tin

Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đă trải rộng trên khắp thế giới. Mỹ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rơ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu ḷng tin vào nhau.

“Hai nước chúng ta đều dựa rất nhiều vào ḥa b́nh và ổn định ở Đông Á và có lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương mang tính hợp tác. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.

Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của ḿnh ở khu vực. Năm ngoái, Chính quyền Obama đă đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ḿnh và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái B́nh Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rơ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.

Mỹ đă nhiều lần phát biểu: “V́ sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bỉnh Dương”. Giờ đây, Mỹ nói rằng họ sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.

Có sự quan ngại rơ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triến những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động được tại một số nơi ở Đông Á.

Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí “chống tiếp cận” và “không cho hoạt động” chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa “diệt tàu sân bay” có thể đánh ch́m các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Họ cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tàng h́nh.

Tất cả những điều này có thể đẩy hạm đội tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.

Chiến lược này cho rằng “Các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của chúng ta rằng Mỹ phải duy tŕ năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức’’.

Củng cố đồng minh

Bản báo cáo viết: “Việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự”.

Do đó, Mỹ vẫn muốn ưu thế quân sự của họ đối với Trung Quốc được giữ nguyên. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.

Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Họ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân, không quân và vào những vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như các máy bay tàng h́nh tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái cùng với chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.

Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một trụ cột khác trong chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái B́nh Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng cảc mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á – Thái B́nh Dương”.

Mỹ đă có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philíppin và Ôxtrâylia và họ đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Inđônêxia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ. Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ chống lại bất cứ kẻ nào dám thách thức sự thống trị của họ. Họ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lơi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của ḿnh ở Đông Á.

Quay lại câu hỏi đă được đặt ra lúc đầu: Liệu một ngày nào đó có sẽ xảy ra cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?

Câu trả lời sẽ c̣n tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có t́m cách khẳng định sức mạnh của ḿnh ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?

Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Thời báo Hoàn cầu, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa. Tờ báo này nói rằng “Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa và t́m thêm nhiều phương cách đe dọa lănh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ mà chúng ta đang chơi với Mỹ. Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện t́nh hữu nghị đối với Trung Quốc”.

***

TTXVN (Niu Yoóc 28/1)

”Nhật Báo Phố Uôn” mới đây cho biết giới chuyên gia quân sự Mỹ nhận định siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford, chở được 4.660 thủy thủ và kho máy bay cùng các loại vũ khí hiện đại, có khả năng giúp hải quân Mỹ tiếp tục duy tŕ ưu thế trên biển trong nửa thế kỷ nữa. Nhưng một khó khăn không lường trước mới nổi lên là: Trung Quốc đang xây dựng một lớp tên lửa đạn đạo mới nhằm tạo nên ṿng cung lửa xuyên qua tầng b́nh lưu và nổ trên boong của một tàu sân bay Mỹ, giết hại các thủy thủ, phá hủy máy bay và các loại vũ khí khác.

Từ năm 1945, Mỹ kiểm soát tất cả các vùng biển Tây Thái B́nh Dương, chủ yếu nhờ một hạm đội gồm các tàu sân bay, mỗi chiếc nặng 97.000 tấn Hầu như trong tất cả những năm đó, Bắc Kinh ít có sự lựa chọn, chỉ biết đứng nh́n các tàu chiến Mỹ đi lại ngoài khơi bờ biển Trung Quốc mà không biết làm ǵ để trừng phạt Mỹ. Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đang nỗ lực triển khai kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Một phần của kế hoạch đó là buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động cách xa bờ biển Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đă chế tạo loại tên lửa mới có tên DF-21D. Loại tên lửa mới của Trung Quốc có khả năng tấn công một tàu chiến đang di chuyển cách xa 1.700 dặm. Giới phân tích quốc pḥng Mỹ nhận định tên lửa DF-21D bay đến mục tiêu ở một góc quá cao nên các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Mỹ khó có thể đánh chặn và bay quá thấp nên các tên lửa đạn đạo khác cũng không thể phá hủy. Mặc dù các hệ thống vũ khí của Mỹ có thể bắn hạ một hoặc hai tên lửa, nhưng Trung Quốc có thể bắn cùng một lúc nhiều tên lửa tới một tàu sân bay. V́ vậy tên lửa mới có khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ xa bờ biển Trung Quốc, từ đó các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng khó có thể thâm nhập không phận Trung Quốc hoặc tạo được ưu thế trên không trong một cuộc xung đột xảy ra gần các đường biên giới của Trung Quốc. Chương tŕnh hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đă tạo nên sức mạnh quan trọng của lực lượng hải quân. Hiện nay hải quân Trung Quốc có 29 tàu ngầm được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp chống tàu. Tháng 8/2011, Trung Quốc chạy thử chiếc tàu sân bay lần đầu tiên trên biển, mặc dù tàu này chưa hoạt động đầy đủ.

Trước đây, các nhà hoạch định kế hoạch quân sự coi Đài Loan là nguyên nhân chủ yếu gây nên một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay có nhiều điểm nóng khác cũng đang nổi lên trong khu vực như: căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về các ḥn đảo ở phiá Đông Trung Quốc mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền; tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN ở khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam). Năm 2011, Việt Nam tố cáo tàu thuyền Trung Quốc quấy rối một tàu thăm ḍ và nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc đ̣i Việt Nam ngừng các hoạt động thăm ḍ dầu lửa ở khu vực biển có tranh chấp. Cách đây vài năm, Mỹ có thể phản ứng bằng cách đưa một hoặc hai trong số 11 tàu sân bay đến khu Vực để trấn an các nước đồng minh và răn đe Trung Quốc. Hiện nay, ngoài lực lượng tên lửa mới, quân đội Trung Quốc c̣n có lực lượng tàu ngầm có khả năng tấn công các hệ thống vũ khí mạnh nhất trên biển của hải quân Mỹ. Ông Eric Heginbotham, chuyên gia các vấn đề an ninh Đông Á của tổ chức RAND nhận xét: “Đây là một phát triển đang nổi lên nhanh chóng. Cuối năm 1995 mối đe dọa đối với các tàu sân bay của Mỹ thực sự không đáng kể. Hiện nay có nhiều mối đe dọa đang nổi lên”. Trung Quốc quan tâm phát triển các tên lửa chống tàu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Để thuyết phục các cử tri Đài Loan không bầu chọn một tổng thống có tư tưởng độc lập, Chính phủ Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, bắn các loại vũ khí vào vùng biển ngoài khơi Đài Loan. Sau đó Tổng thống Bill Clinton đưa hai nhóm tàu tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan-và đây là một thất bại chiến lược của Trung Quốc.

Sau đó quân đội Trung Quốc lao vào chương tŕnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhằm ngăn chặn sức mạnh của Mỹ ở Thái B́nh Dương bằng cách phát triển các công nghệ “chống xâm nhập” trên biển. Đô đốc Gary Roughead, chỉ huy tác chiến của hải quân Mỹ nghỉ hưu năm 2011, nhận xét: “Cuộc chiến tranh sẽ là chống xâm nhập. Chúng ta có thể nh́n lại các chiến dịch chống xâm nhập ở Thái B́nh Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 lúc đó Nhật Bản t́m cách ngăn chặn quân đội Mỹ tiến vào khu vực Tây Thái B́nh Dương”. Năm 2004, Chủ tịch Hồ cẩm Đào công bố một học thuyết quân sự mới yêu cầu lực lượng vũ trang thực hiện “các nhiệm vụ lịch sử mới” nhằm bảo vệ “các lợi ích quôc gia” của Trung Quốc. Các sĩ quan và chuyên gia Trung Quốc cho rằng những lợi ích đó bao gồm tiến vào các tuyến đường biển quốc tế, thâm nhập các khu vực dầu lửa của nước ngoài và bảo vệ các công dân Trung Quốc đang làm việc ở các nước trên thế giới. Ban đầu, chương tŕnh hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tiến triển chậm. Sau đó, một số công nghệ vũ khí hiện đại của Trung Quốc bắt đầu cảnh báo Oasinhtơn. Trong một vụ thử năm 2007, quân đội Trung Quốc đă bắn rơi một trong số vệ tinh thời tiết cũ của nước này và điều đó cho thấy Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ hiện đang cho phép các tàu chiến và máy bay Mỹ thông tin liên lạc và nhắm vào các căn cứ trên lănh thổ Trung Quốc. Trước t́nh h́nh đó, Lầu Năm Góc phản ứng bằng cách bí mật áp dụng các công nghệ bảo vệ các vệ tinh của Mỹ khỏi các cuộc tấn công của các loại vũ khí như tên lửa hoặc lade. Một năm sau vụ thử chống vệ tinh của Trung Quốc, Mỹ đă chứng tỏ các khả năng bằng cách cho nổ một vệ tinh t́nh báo bằng một phương tiện đánh chặn tên lửa đạn đạo đă được cải tiến.

Năm 2011, cuộc chạy đua vũ trang được thúc đẩy. Tháng 1/2011, chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để hàn gắn các mối quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay chiến đấu mới J-20. Loại máy bay này có thể cho phép Trung Quốc phát động các cuộc tấn công trên không xa hơn nhiều và có khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Guam. Nhưng các nhà hoạch định kế hoạch quân sự Mỹ cảm thấy lo ngại hơn về việc Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm mới của Trung Quốc có thể lặn lâu hơn và hoạt động ít tiếng ồn hơn các loại tàu ngầm trước đây. Năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện giữa một nhóm tàu chiến của Mỹ mà không bị phát hiện cho đến khi chiếc tàu ngầm này nổi lên mặt nước. Đáng chú ư, việc đánh giá khả năng chiến tranh điện tử của Trung Quốc thậm chí c̣n khó khăn hơn. Trung Quốc đă đầu tư rất lớn cho các công nghệ mạng. Các quan chức quốc pḥng Mỹ cho biết nhiều tin tặc Trung Quốc đă tấn công các hệ thống mạng quốc pḥng của Mỹ, mặc dù Trung Quốc thường phủ nhận dính líu tới các cuộc tấn công này. Các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đă kéo theo sự thay đổi trong các tuyên bố của một số bộ phận trong quân đội. Gần đây nhiều sĩ quán quân đội và một số nhà phân tích của Trung Quốc tố cáo Mỹ t́m cách ngăn chặn Trung Quốc trong “chuỗi đảo đầu tiên’’ bao gồm.

Nhật Bản và Philíppin, hai nước có hiệp ước pḥng thủ chung với Mỹ và Đài Loan. Hiện nay các quan chức Trung Quốc đang nói về việc đẩy Mỹ ra xa tới Hawaii và cho phép hải quân Trung Quốc hoạt động tự do ở Tây Thái B́nh Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển bên ngoài. Như các nhà chiến lược quân sự Mỹ đánh giá, các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa có điều khiển của Trung Quốc có khả năng buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở các khu vực biển cách xa bờ của Trung Quốc. Mặt khác do ngân sách quốc pḥng của Mỹ ngày càng bị cắt giảm, một số quan chức của Lầu Năm Góc bắt đầu đặt câu hỏi: phải chăng đă đến lúc Mỹ cần xem xét lại độ tin cậy chiến lược của quốc gia vào các tàu sân bay. Bởi v́, một cuộc tấn công của Trung Quốc đánh trúng một tàu sân bay Mỹ có thể tiêu diệt khoảng 5.000 thủy thủ – lớn hơn số lượng binh sĩ Mỹ bị chết trong cuộc chiến tranh Irắc./.

TTXVN
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	284
Size:	8.9 KB
ID:	356010
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07119 seconds with 12 queries