Giá của tấm bằng khen
Vì sợ mà phải nhận "Bằng khen"
Lực lượng công an đồng bộ với công tác an ninh chính trị và quyết liệt trong các cuộc hành quân "cưỡng chế" đất đai, kém mật thiết với quần chúng nên đã có phần lơi lỏng đối với các loại tội phạm ăn cướp vặt. Nhân dân đã phát huy quyền làm chủ bằng cách tự bảo kê hoặc truy bắt cướp thay cho công an hoặc tự mình bắt cướp để bảo vệ tài sản.
Chuyện hai người phụ nữ truy đuổi kẻ gian để giành lại tài sản từ tay kẻ cướp có kết cục bi thảm, con bị mất mạng, mẹ bị thương nặng. Chia buồn với gia đình người bị nạn là nghĩa cử nên làm, nhưng mang bằng khen tới tặng trong tang gia lại là chuyện khác. Trao bằng khen kịp thời như thấ này nhằm động viên, khích lệ và khuyến khích tinh thần tự tay bắt cướp.
Ông bà ta dạy: người làm ra của chứ của không làm ra người. Từ nhỏ đã được thầy cô giáo dạy rằng: con người là vốn quý nhất.
Nếu bị bắt, kẻ gian sẽ phải chịu chế tài gấp nhiều làn giá trị tài sản mà họ cướp được. Cho nên, trước khi hành động họ đã có phương án tẩu thoát, lập vật cản hoặc che tầm nhìn và nếu không thoát được thì biện pháp chống trả quyết liệt sẽ được ưu tiên hơn là bó tay chịu trói.
Tên cướp trong thế chủ động, trong khi người bị hại ở thế bị động cộng thêm thiếu kiềm chế. Nên khi đương đầu người bị hại sẽ ở trong thế yếu. Hơn nữa có bắt kịp tên cướp cũng không dễ dàng khống chế. Việc truy đuổi cướp đê giành lại tài sản chỉ đơn thuần vì động cơ tiếc của nên có hành động dại dột và cuối cùng chuốc lấy kết quả thương đau.
Phân tích như trên để thấy rằng trước hành vi manh động quyết liệt của kẻ cướp, ta không nên tạo điều kiện để của cải đắt tiền ở nơi dễ thấy cho kẻ gian ra tay và nhất là không vì tấm bằng khen từ Sở công an mà cố gắng rượt đuổi để hy sinh anh dũng.
Ly Toet blog
|