Không ai bảo ai, họ cần mẫn chuyền lên ghe lặn biển vài chục cho đến vài trăm cây đá. Nhà ghe vẫn hề hà với nhau là mang nước đá ra khơi để ướp sản vật thu hoạch, nhưng ở những năm 1997 - 1998, đá đó c̣n để ướp xác thợ lặn mang về quê nhà!
ảnh minh họa
Ăn cơm dương thế, lănh lương thuỷ tề
Một buổi sáng đầu tháng 11.2011, ngồi uống trà với ông Trần Duy Khánh 46 tuổi, tướng tá c̣n vạm vỡ, từng 12 năm hành nghề thợ lặn và đă giải nghệ từ hơn mười năm trước, ông nói: “Những năm 1997 – 1998 ngày nào cũng có thợ lặn chết, có ngày đến năm, sáu người. Thành ra cái nghề đó ở đây người ta gọi là… làm việc âm phủ!” V́ là nghề lắm nguy cơ, chính quyền tỉnh B́nh Thuận bắt buộc mỗi ghe đi lặn biển tối thiểu phải có một người có bằng lặn. Ông Khánh chỉ tay trên bàn thờ: “Đó là ông anh cột chèo với tôi, thợ lặn, “đứt” trên ghe khi trên đường về từ đảo Côn Sơn”.
“Đàn ông đi biển có đôi…”, nghề biển thường đi chung một cặp ghe. Mỗi ghe ra khơi lặn biển thường có bảy đến tám thợ và thở cùng một b́nh hơi đặt trên ghe – mỗi người ngậm một ống hơi, đeo kính, lưng đeo nịt ch́. Thị trường có bán bộ đồ lặn hẳn hoi, từ nón, kính, nịt ch́, áo liền quần và giày giá tṛm trèm hai triệu rưỡi, “nhưng có khi chỉ cần kính và ngậm ống hơi là xong!” – thợ lặn Thạch Na Run người Khmer 35 tuổi, đi biển từ năm 20 tuổi, lấy vợ ở phường Phước Hội, thị xă La Gi, nói. Run kể, tuỳ sức bền của thợ nhưng trung b́nh lặn sâu 30 – 35m th́ trong ṿng 40 phút là phải lên. Phân nửa thời gian này phải dành cho lúc lên và xuống để giảm áp từ từ, “nếu không ở luôn dưới âm phủ như chơi”. Sau này, nhờ học lặn đúng cách mà giảm đáng kể những bệnh tật như bán thân bất toại, teo chân… Run vừa hàn huyên vừa đưa cái bắp chân lên – quả có ốm o so với thân h́nh của anh. Run nói, “nó teo v́ bị ép, cái chân chịu nặng lắm khi làm ở tận dưới đáy biển”.
Giá của những cành san hô đen
Nghề lặn biển, theo ông Khánh, ban đầu từ đảo Phú Quư, để lấy ṣ mai, xà cừ, ốc tai bồ. Sau đó, từ những năm 2007 – 2008 mới rê nhau ra đảo Trường Sa rồi sang Indonesia lặn cưa san hô đen, có khi đi cả tháng, kiếm được hai, ba trăm kư mới về. Chỉ hai cây san hô đen thui dài hơn sải tay dựng bên vách, Run nói: “Thứ này nghe nói trị trĩ, viêm xoang, vừa đốt xông vừa mài uống”.
“Trong ṿng bốn năm qua cả cái thị xă La Gi này phải đến 50 ghe đă bị bắt ở Indo”, ông Trần Ngọc Báu, chủ ghe câu khơi kiêm tài công – từng bị “tóm” ở Indonesia bốn tháng xác quyết vậy. Ông Báu xởi lởi, nhờ lính (người đi bạn – theo chủ làm việc trên ghe – NV) nhận là tài công mới được về sớm chứ b́nh thường phải tù ba năm, tịch thu ghe. Cách nay hai năm, ghe có thể chuộc với giá 48.000 USD/cặp ghe. “Bị bắt mà vẫn tự do, tôi làm nghề phụ hồ, ba ngày họ cho 100.000 rupee”, ông Báu cười ruồi. Tài công muốn không bị tù th́ đút lót cho toà, trại giam, trước đây là 7.000 USD, nay kinh tế khó khăn chỉ 3.000 USD là được! Nhờ t́nh huống “cởi mở” đó mà ông Tr. – bạn ông Báu cũng làm nghề ghe, biết chút tiếng Anh làm “sứ giả” sang Indonesia lo việc “phong b́” cho toà án và trại giam để đưa tài công về, c̣n kiêm luôn việc mua lại ghe bị bắt. Rồi ông Báu ngán ngẩm giải nghệ, giao ghe cho con rể – anh Hoàng cầm lái tiếp tục câu khơi xa. Và dù thôi rong ruổi trên biển, ông Báu – người đă 20 năm trong nghề vẫn tự hào, “phải nói dân La Gi này đánh bắt hải sản số một cả nước, bảo đảm cho dân này sang Úc, vùng có nhiều cá mập đe du khách đó, chừng một năm thôi là sạch!”
Anh Hoàng kể, ghe ḿnh sang Indonesia đánh bắt có ba dạng: làm việc chính thức với Nhà nước Indonesia th́ một năm phải đóng 4 – 5 tỉ đồng và mỗi tháng phải bán cho nước sở tại một chuyến hải sản. Dạng thứ hai là làm bán chính thức – một dạng hợp đồng chui. Dạng thứ ba là đánh bắt chui, làm lén hoàn toàn.
Hỏi suốt chặng đường 12 năm lặn biển ông có cảm giác ra sao, ông Khánh ngẫm ngợi: “Thiên nhiên dưới đáy biển đẹp lắm, cá đủ màu, biến sắc. Tôi nhớ biển lắm!” Có lần ông gặp tàu chiến bằng sắt của Nhật, có kiếm c̣n trong bao, có súng, thuốc nổ… ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. “Nhưng không dám lấy ǵ hết của người đă khuất”, ông Khánh trầm giọng. Và để xua đi nỗi nhớ mênh mông của thế giới trong ḷng biển, của bềnh bồng ngoài khơi xa, ông Khánh giờ lái tàu đưa du khách đi chơi, đi lặn biển – nghề thật tao nhă.
( theo saigontiepthi )