Từ một người không thiết bất cứ điều ǵ của cuộc sống ngoại trừ game online, M.L đang dần trở về trong ṿng tay gia đ́nh để t́m lại cuộc sống đích thực ở thế giới thực
“Ai cứu được con tôi?!” - cuốn nhật kư của người cha đau khổ P.M.K (ngụ tỉnh B́nh Dương) đăng nhiều kỳ trên Báo Người Lao Động online hồi tháng 9-2011 làm nhói ḷng người đọc và nhận được hàng ngàn lời chia sẻ.
Điều đáng mừng là sau khi đọc được nỗi ḷng ấy của đấng sinh thành, P.M.L - đứa con gần như vô tri, mất trí ấy - đă tỉnh ngộ. Dù chưa dứt hẳn được cơn nghiện game online nhưng M.L đă tạo cho gia đ́nh niềm hy vọng tràn trề.
Một điển h́nh của game bạo lực
Chúng tôi đă từng mô tả cậu học tṛ P.M.L như là kẻ thân tàn ma dại và cha mẹ của em trải qua những ngày tháng dài khủng hoảng tinh thần cực độ. Là gia đ́nh gia giáo, 2 người con đầu và thứ đều là học sinh giỏi xuất sắc nhưng bỗng chốc tất cả đều sụp đổ v́ cậu út bị nghiện game.
Nh́n thấy M.L bỏ ăn, bỏ học và những sinh hoạt b́nh thường để vùi đầu vào thế giới ảo đầy bạo lực trên internet, vợ chồng ông K. vô cùng hoang mang, thất vọng, đau khổ.

Những trang nhật kư đẫm nước mắt của ông P.M.K được đăng tải trên
Báo Người Lao Động online đă phần nào làm thay đổi cuộc sống của con trai ḿnh
Họ chấp nhận chứng kiến cảnh đứa con ngỗ ngược sống gấp trong thân h́nh tiều tụy, chấp nhận chi tiền để con tồn tại trong tiệm net được ngày nào hay ngày đó.
Họ chạy đi cầu cứu khắp nơi, từ những khóa huấn luyện ngoài giờ cho đến bệnh viện tâm thần và nhờ cả cơ quan công an can thiệp. Rồi họ buông xuôi, mất hết hy vọng, chờ cái ngày không mong chờ: Con ḿnh kết liễu cuộc sống trên bàn phím máy tính.
Cuốn nhật kư ông K. viết về M.L nhầu nhĩ bởi nước mắt và thời gian. Ông K. viết để trải ḷng ḿnh với nỗi buồn khi không c̣n niềm hy vọng nào để bấu víu.
Sau đó, ông đă đồng ư cho đăng tải trên Báo Người Lao Động online với mong muốn: “Biết đâu sự chia sẻ này có thể cảnh báo cho những gia đ́nh khác; biết đâu sẽ xuất hiện những giải pháp hữu hiệu, mở lối thoát cho gia đ́nh cũng như cho cộng đồng xă hội!”.
“Con tôi đă trở về!”
Sau khi đọc được cuốn nhật kư đẫm nước mắt của người cha đăng trên Báo Người Lao Động online, dường như chút lương tri trong M.L đă le lói thức giấc. Em không c̣n cư xử căng thẳng với cha mẹ và giảm hẳn thời gian “mài đũng quần” nơi tiệm net. Quan trọng nhất là em chịu để cha đều đặn mỗi ngày chở đến trường học văn hóa, học nghề. Đó là điều không thể trong suốt 2 năm trước đây.
“Tết này, gia đ́nh tôi phần nào t́m lại niềm vui sum họp khi mà M.L đă biết đến trường, biết vâng lời cha mẹ, vợ chồng chúng tôi tin là con đă trở về”- ông P.M.K nói.

Ông P.M.K (người ngồi quay lưng) trong một lần t́m đến Khoa Tâm thần Bệnh viện 175 - TPHCM nhờ cứu chữa cho M.L
Ông K. cho biết M.L vẫn chưa bỏ hẳn được game online nhưng việc em đều đặn đến lớp học và lễ phép hơn với cha mẹ cho thấy đă có một sự thay đổi trong nhận thức của con ḿnh.
“Năm nay, M.L 16 tuổi. Hy vọng lớn thêm một chút, cuộc sống của nó sẽ nghiêng về phía thực tại nhiều hơn. Hiện duytŕ được như vậy cũng tốt rồi bởi có lúc chúng tôi tưởng đă mất hẳn con!” - vợ ông K. mừng chảy nước mắt.
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, M.L được anh chị dẫn đi mua sắm quần áo, cả gia đ́nh cùng nhau đi thăm người thân, du lịch... Từ một người không thiết bất cứ điều ǵ của cuộc sống ngoại trừ game online, M.L đang dần trở về trong ṿng tay gia đ́nh để t́m lại cuộc sống đích thực ở thế giới thực.
Thay thế đam mê
Hiện M.L đang theo học Khoa Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore (huyện Thuận An - B́nh Dương). Sau kỳ nghỉ Tết, hôm 30-1, em đă trở lại lớp học.
“Từ ngày đi học đến nay đă 6 tháng, em vẫn chưa nghỉ một ngày nào. Tôi có cảm nhận L. rất đam mê ô tô nên không bỏ học” - một giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore cho biết.
Anh của M.L, từng đoạt giải 3 toán quốc gia, hiện đang là kỹ sư của một công ty sản xuất máy xúc, cho biết: “Gần đây, tôi được công ty giao ô tô để tự lái đi làm hằng ngày. Mỗi lần về nhà, L. tỏ ra thích thú, muốn khám phá chiếc xe. Tôi mong em sẽ dứt bỏ được “thế giới ảo” để trở thành người có ích với bộ môn công nghệ ô tô”. |
Bài và ảnh: QUƯ LÂM
Người lao động