(VTC News) - Là một trong những binh chủng chủ đạo của quân đội mỗi nước, lực lượng không quân luôn khẳng định được sức mạnh của ḿnh trên mọi phương diện.
5. Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Với lực lượng có quy mô 330.000 nhân viên và hơn 2.500, đây là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á với hệ thống trang thiết bị khá hiện đại.
Năm ngoái Trung Quốc đă khiến giới quân sự cả thế giới giật ḿnh khi tuyên bố chế tạo thành công và cho bay thử máy bay tiêm kích tàng h́nh thế hệ thứ 5 có tên J-20. Chính thức thành lập vào ngày 11/11/1949, đến nay lực lượng không quân Trung Quốc đă phần nào thể hiện sức mạnh của các cuộc không kích trong chiến tranh hiện đại.
Lực lượng Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
Nữ phi công của Không quân Trung Quốc.
Đồng phục phi công Không quân Trung Quốc.
4. Không quân Hoàng gia Anh
Không quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force - RAF) là lực lượng không quân thuộc Quân đội Anh, thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1918 và đă đóng vai tṛ quan trọng trong lịch sử quân sự Anh, chiếm một vị thế cao trong Thế chiến II và trong các cuộc xung đột như chiến tranh Iraq. Theo những số liệu thống kê năm 2006 th́ Không quân Hoàng gia có 998 máy bay và 48.700 nhân viên.
Nhiệm vụ của Không quân Hoàng gia Anh là tác chiến trên không, hoàn tất chiến thắng nhanh chóng, đối phó được với các thách thức hiện nay, luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo, làm việc trong lực lượng lượng quốc pḥng để gánh vác các nhiệm vụ chung khác.
Điều này hỗ trợ cho mục đích của Bộ quốc pḥng Anh đảm bảo an ninh và bảo vệ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và các vùng lănh thổ thuộc Anh, bao gồm cả việc chống lại khủng bố, hỗ trợ cho chính sách đối ngoại của Chính phủ Anh để thực hiện mục đích "thúc đẩy ḥa b́nh và an ninh quốc tế".
Đội h́nh của Không quân Hoàng gia Anh.
Một đội h́nh bay của Anh trong lễ hội hàng không.
Lực lượng đặc nhiệm SAS thuộc Không quân Hoàng gia Anh.
3. Không Quân Israel
Đừng đùa với người Israel, đó là những ǵ mà các quốc gia khác đă rút ra được sau một quá tŕnh lâu dài tiếp xúc với những có truyền thống đấu tranh này. Tiếp bước các thế hệ đi trước với hệ thống trang thiết bị tuyệt vời họ là một trong những lực lượng không quân tàn bạo nhất thế giới.
Thông qua lịch sử chúng ta có thể nhận ra rằng họ có một khả năng chiến đấu đỉnh cao với những màn tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu vô cùng nhanh gọn.
Phi công Không quân Israel.
Trang bị hiện đại của Không quân Israel.
Máy bay chiến đấu của Không quân Israel.
2. Không quân Nga
Thành lập sau khi không quân Xô Viết tan ră vào năm 1991, Không quân Nga nổi tiếng với khả năng cơ động trong mọi loại địa h́nh và thời tiết.
Trước năm 2003, Lục quân Nga cũng duy tŕ một lực lượng không quân riêng gọi là Hàng không Lục quân, chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho Lực lượng mặt đất bằng cách cung cấp sự hỗ trợ chiến thuật từ trên không, trinh sát dẫn đường trên không chiến thuật, vận chuyển các đơn vị bằng máy bay, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất, tác chiến điện tử, thiết lập hàng rào ḿn và các nhiệm vụ khác.
Sau sự cố một trực thăng đă gặp tai nạn tại Chechnya khiến nhiều người thiệt mạng, toàn bộ tài sản hàng không trong Lục quân Nga - phần lớn là những máy bay trực thăng - đă được chuyển sáp nhập cho Không quân Nga.
Tŕnh diễn đội h́nh bay của không quân Nga.
Trực thăng hiện đại của Không quân Nga.
Máy bay chiến đấu của Không quân Nga.
1. Không quân Mỹ
Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force hay USAF) là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ từng trực thuộc Lục quân Hoa Kỳ, được thành lập với vai tṛ là một quân chủng riêng biệt vào ngày 18 tháng 9 năm 1947 dưới Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947. Không quân là một quân chủng mới nhất được thành lập của Quân đội Hoa Kỳ.
Trong lời mở đầu về vị thế của ḿnh, Không quân Hoa Kỳ nêu rơ các mục tiêu chính của ḿnh như sau: "Cảnh giác toàn cầu, vươn tới toàn cầu và sức mạnh toàn cầu".
Tính đến năm 2009, Không quân Hoa Kỳ đang sử dụng khoảng 5.573 phi cơ có người lái trong đó có 3.990 chiếc làm chiến dịch, 1.213 chiếc thuộc các lực lượng Không quân Vệ binh quốc gia (Air National Guard); và 370 chiếc thuộc Lực lượng Không quân Trừ bị, khoảng 180 phi cơ chiến đấu không người lái, 2.130 tên lửa hành tŕnh phóng từ phi cơ, và 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Không quân Hoa Kỳ có khoảng 327.452 binh sĩ và nhân viên hiện dịch, 115.299 trong các lực lượng trừ bị sẵn sàng chiến đấu, và 106.700 thuộc lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia.
Binh lính và máy bay Không quân Mỹ.
Máy bay chiến đấu của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ.
Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới cả về công nghệ và hỏa lực.
Tùng Đinh