Từng là đầu bếp được Kim Jong Il ưa thích nhất, ông Kenji Fujimoto, người Nhật Bản, là một trong số những người hiếm hoi biết được những chuyện riêng tư trong gia tộc họ Kim. Ông đă thổ lộ với tờ Mainichi Shimbun, được Le Courrier International số ra tuần này lược dịch sang tiếng Pháp.
Ông Kenji Fujimoto
Thật ra cái tên Kenji Fujimoto cũng chỉ là bút danh, c̣n khi được Kim Jong Il phát hiện và yêu cầu trở thành đầu bếp riêng của nhà độc tài, ông được đặt cho một cái tên Triều Tiên là « Pak Chol ». Sau mười ba năm phục vụ cho gia đ́nh họ Kim, ông bị nghi ngờ là gián điệp và bị quản thúc tại gia. Năm 2001, ông bỏ trốn, để lại vợ và hai con ở B́nh Nhưỡng. Từ khi trở về được Nhật Bản, Kenji Fujimoto đă xuất bản bốn cuốn sách, tất cả đều nói về « triều đại » đang trị v́ Bắc Triều Tiên.
Kenji Fujimoto được tiếng là chưa bao giờ rời bỏ cặp kính mát trên mặt. Nhưng khi biết tin nhân vật số một Bắc Triều Tiên là Kim Jong Il qua đời vào tháng 12 vừa qua, ông Fujimoto đă không thể ngăn được cơn xúc động.
Người đầu bếp bậc thầy về món sushi đă đến Bắc Triều Tiên năm 1982, và trong suốt mười ba năm, ông là « đầu bếp của tướng quân » – một vị trí giúp ông có thể biết được những chuyện riêng tư của gia đ́nh họ Kim. Năm 2001, chấp nhận rủi ro đến tính mạng, ông đă thành công trong việc trở về được Nhật Bản, và từ đó ông có thể kể lại những chuyện ít ai biết về Kim Jong Il. Kenji Fujimoto cho biết : « Điều mà người ta sợ nhất là tai biến mạch máu năo, v́ đă từng xảy ra một lần vào tháng 8/2008. Khi tôi c̣n ở bên cạnh Kim Jong Il, ông ấy phải dùng đến sáu loại thuốc khác nhau ».
Trong cuốn sách mang tựa đề « Kita no Kokeisha, Kim Jong Un » (Kim Jong Un, người thừa kế của Bắc Triều Tiên) xuất bản vào năm 2010, người đầu bếp cũ đă nêu ra vấn đề sức khỏe của lănh tụ Kim Jong Il : « Từ hơn mười năm, tướng quân phải chịu đựng nhiều loại bệnh tật, nên không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu sức khỏe của ông đột ngột sa sút. Trước đó th́ ông khỏe mạnh, nhưng trong những tấm ảnh gần đây ông đă gầy đi cho đến nỗi tôi không dám nh́n vào nữa. Sự năng động trước đây của ông đă biến mất ».
Kim Jong Il rất sành ăn. Ảnh chụp ngày 15/06/2000.
Kim Jong Il vốn nổi tiếng là thích ăn ngon. Theo ông Fujimoto, ông Kim đă cho nhập về đủ thứ của ngon vật lạ từ khắp nơi trên thế giới. Ưa thích những món nhiều chất béo, Kim Jong Il rất mê món sushi do người đầu bếp Nhật thực hiện. Ông Fujimoto c̣n nhớ rất rơ cái cách mà lănh tụ họ Kim ngồi tại quầy ra lệnh cho ông : « Toro, one more ! » (Cho thêm một phần sushi cá ngừ ! »). Tuy thích thú v́ được Kim Jong Il khen ngợi « Món sushi của Fujimoto là ngon nhất nước Nhật, và như vậy cũng ngon nhất thế giới », nhưng Fujimoto không thể không tự đặt ra câu hỏi về hố sâu ngăn cách giữa mức sống của người dân Bắc Triều Tiên với « triều đại họ Kim ».
Người đầu bếp cũ cũng thường xuyên tiếp xúc với Kim Jong Un, nay là « chỉ huy tối cao » của quân đội, và là người thừa kế chính thức của Kim Jong Il. Ông nhớ lại : « Cậu ấy rất giống cha, từ ngoại h́nh cho đến tính cách. Chính tướng quân cũng thường nhận xét như thế với vẻ hài ḷng ». Kim trẻ cũng rất thích món sushi. « Một hôm, cậu ấy hỏi tôi một cách thiếu kiên nhẫn : Chừng nào ông mới dọn cho chúng tôi ? Tôi trả lời : Bất cứ lúc nào quư vị muốn. Tôi có thể chuẩn bị món này cho cậu ngay ngày mai, nếu cậu muốn. Kim Jong Un đáp ngay, hai tay xua xua như một đứa trẻ : Không, cái này th́ phải do cha tôi quyết định cơ ! ».
Sushi, món ăn ưa thích của cha con Kim Jong Il.
Một chuyện khó quên nữa diễn ra vào tháng 8/2010, khi chàng thanh niên Kim Jong Un đang du học ở Thụy Sĩ, trở về Bắc Triều Tiên nghỉ hè. Fujimoto đang ở trên đoàn tàu đặc biệt đưa gia đ́nh ông Kim từ Wonsan – thành phố nằm gần biển Nhật Bản, nơi Kim Jong Il có một dinh thự – về thủ đô B́nh Nhưỡng. « Ngay trước lúc tàu khởi hành vào 11 giờ tối, Kim Jong Un đột ngột xuất hiện trong ca-bin nơi tôi đang nằm nghỉ. Thấy cậu có vẻ buồn bă, tôi hỏi, cậu có muốn nói chuyện với tôi không ? Chúng tôi bèn đi đến toa phục vụ ăn uống, và bắt đầu cùng uống vói nhau… ».
Cuộc đối thoại trước hết liên quan đến chính sách đối ngoại của Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đối với cộng đồng quốc tế, rồi đến sự chậm trễ của nền công nghiệp nước này so với các quốc gia láng giềng châu Á. Hai người cũng đề cập đến các chủ đề nhạy cảm như t́nh trạng thiếu điện trầm trọng, và sự thiếu thốn các loại hàng hóa thiết yếu tại Bắc Triều Tiên.
Ông Fujimoto b́nh phẩm : « Từ khi c̣n nhỏ, Kim Jong Un đă đi thăm rất nhiều nước châu Âu, v́ vậy mà tầm mắt của cậu ấy đă được mở rộng. Khi chính mắt trông thấy sự thịnh vượng của các nước phát triển, cậu đă ư thức được những hạn chế của đất nước ḿnh ». Sau đó chàng thanh niên Kim Jong Un đă nói về nước Nhật. « Cái cách mà đất nước ông đă vươn dậy sau khi bại trận trước Hoa Kỳ thật là tuyệt vời…Các cửa hàng tràn ngập hàng hóa ! Trong khi ở chỗ chúng tôi th́… »
Một đất nước đói nghèo, gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Cậu ta không c̣n là một đứa trẻ như ngày xưa nữa. Trong cuộc « trao đổi » kéo dài đến tận bốn giờ sáng hôm ấy, ông Fujimoto cảm thấy trong ánh mắt nh́n của Kim Jong Un sự băn khoăn và nỗi âu lo của một « tướng quân trẻ » được lựa chọn để điều hành đất nước.
Cách đây chừng hai năm, Kim Jong Il trước t́nh h́nh sức khỏe đáng lo ngại, đă chính thức chỉ định người con út kế nghiệp cho ḿnh. Ông ta muốn kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha ḿnh – Kim Il Sung – và ngày thành lập « một đất nước hùng cường và thịnh vượng » cùng một lúc, nhưng rồi ông đă qua đời mà không thực hiện được ư nguyện. Fujimoto nhớ về ông Kim Jong Il vào thời kỳ mà cha ông ta vừa mất, tháng 7/1994. Lúc đó Kim Jong Il 52 tuổi, và đang giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Nhà nước. « Kim Jong Il có vẻ đau khổ lắm. Ông ấy đóng cửa ở trong pḥng suốt nhiều tiếng đồng hồ. Một hôm, vợ ông bắt gặp ông đang cầm một thứ vũ khí trong tay. Bà kêu lên, ôi trời, ông làm ǵ thế, và trách móc ông ấy ». Ông Fujimoto đă viết như trên trong cuốn sách đầu tiên mang tựa đề « Kim Jong Il no Ryorinin » (Người đầu bếp của Kim Jong Il).
Cái chết của Kim Jong Il được toàn thế giới chú ư, tất nhiên kể cả ở VN.
Tuổi trẻ và sự thiếu kinh nghiệm của người kế tục Kim Jong Il đă gây nghi ngại về năng lực điều hành đất nước, và cộng đồng quốc tế đều hướng nh́n về Bắc Triều Tiên. Kịch bản đáng lo nhất là chế độ B́nh Nhưỡng rốt cuộc sẽ vượt qua ranh giới, sử dụng đến sức mạnh quân sự với nước ngoài, hoặc là quân đội bị tan ră dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Cũng có thể trong lúc này Kim Jong Un lúc này đang hiểu được nỗi lo lắng mà Kim Jong Il đă có, lúc cha ông ta mất.
Kenji Fujimoto nhận định : « Tướng quân Kim Jong Il đă để lại một gánh nặng vô cùng lớn cho người con trai. Có đủ mọi vấn đề cần phải giải quyết, như các vụ bắt cóc chẳng hạn (các điệp viên Bắc Triều Tiên trong thập niên 70 và 80 đă bắt cóc khoảng hai chục người ngoại quốc, chủ yếu là người Nhật, để buộc họ phải dạy ngoại ngữ cho các nhân viên t́nh báo của B́nh Nhưỡng) ».
H́nh ảnh Kim Jong Un trên truyền h́nh nhà nước BTT.
Nhưng theo Fujimoto, th́ kịch bản tệ hại nhất sẽ không xảy ra. « Người giám hộ của Kim Jong Un là Jang Song Taek, chồng của bà Kim Kyong Hui – em gái Kim Jong Il – là nhân vật số hai của chế độ và là Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Nhà nước. Bản thân bà Kyong Hui cũng sẽ tham gia giám sát. V́ quá trẻ, Kim Jong Un c̣n phải chờ đợi năm, mười năm nữa trước khi có thể nắm quyền thực sự. Trong lúc này, sự hỗ trợ của Jang Song Taek là cần thiết. Và chính sách đối ngoại có lẽ sẽ được giao phó cho các chuyên gia ».
Điều quan ngại nhất của cộng đồng quốc tế là hồ sơ nguyên tử. Liệu B́nh Nhưỡng sẽ ngưng chương tŕnh làm giàu uranium, theo đ̣i hỏi của Tokyo, Washington và Seoul hay không ? Theo như ông Fujimoto th́ « Bắc Triều Tiên sẽ không nhượng bộ, dù với bất kỳ điều kiện nào. Nếu lùi bước th́ chế độ sẽ sụp đổ, v́ chính là nhờ sức mạnh răn đe của vũ khí nguyên tử mà triều đại này c̣n tại vị được ».
Ông Kenji Fujimoto và tác phẩm “Kita no Kokeisha, Kim Jong Un”.
Trong cuốn « Kim Jong Un, người thừa kế của Bắc Triều Tiên », Kenji Fujimoto đă khuyên « người bạn » Kim Jong Un mà đôi khi ông vẫn xem như con trai ḿnh, như sau : « Khi nào đến lúc được cầm quyền, cậu nên có chủ trương kiên quyết. Nếu Bắc Triều Tiên thay đổi những ǵ cần phải đổi thay, th́ sẽ được các quốc gia khác nh́n nhận. Hăy ḥa nhập vào cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt, để có thể hợp tác với các nước khác trên thế giới ».
Thời điểm lên ngôi đă đến sớm hơn dự kiến đối với vị tướng quân trẻ tuổi. Liệu anh có thể chứng tỏ được bản lĩnh ? Như « mùa xuân Ả Rập » đă chứng minh, các nhà độc tài thường có một kết cục bi thảm. Và đây không phải là điều mà cộng đồng quốc tế mong muốn.
Thụy My
Theo: Thụy My Blog