“Trong một ngày cuối năm lạnh giá, tôi gặp chị - nữ tài xế taxi có gương mặt nhàu nhĩ như tuổi 50. Điều quặn thắt là cuộc sống mưu sinh khiến chị không có nổi đời sống chăn gối như bao người”…
Đó là lời mở đầu của bài viết: “Đời sống t́nh dục của nữ tài xế taxi Bắc Kinh” có sức hút lớn trên các diễn đàn mạng Trung Quốc. Đây là câu chuyện có thật của một cư dân mạng trong chuyến đi taxi cùng đồng nghiệp Trần Kiến tới tham dự Hội nghị của Học viện Khổng Tử, Bắc Kinh.
H́nh ảnh taxi tại Trung Quốc.
Sau đây là bài viết giản dị nhưng gây xúc động mạnh trên các diễn đàn:
Ngày 12/12, tôi và tiến sĩ Trần Kiến bắt taxi tới Trung tâm hội nghị quốc gia dự họp. Người đón chúng tôi là một nữ tài xế già nua. Lấy câu chuyện làm quà, tôi ḍ hỏi: ''Chị ơi, một ḿnh thân gái, không ở nhà chăm con, phụ chồng, sao phải bươn chải lái xe kiếm sống?''.
Người phụ nữ vui vẻ trả lời: ''Hai vợ chồng tôi cùng làm nghề này. Con gái đă 12 tuổi, có thể tự ḿnh đi học. Tôi lái 12 tiếng, rồi đổi ca cho chồng. Cứ thế, một ngày chúng tôi cũng kiếm được khoản kha khá”.
“Một tháng chị phải trả cho công ty bao nhiêu? Chi bao nhiêu tiền xăng? Hai vợ chồng chắt chiu được nhiều không?”, tôi gặng hỏi.
Chị nhanh nhảu đáp lời: “Nộp 7.000 NDT (tương đương 23,5 triệu đồng) cho công ty, c̣n lại 5 – 6.000 NDT (tương đương 16,7 – 20 triệu đồng) là thu nhập của cả gia đ́nh. Tiền xăng th́ tôi không rơ, v́ chồng quản phần này. Chúng tôi chẳng dám nghỉ ngày nào. Không chạy xe đồng nghĩa với việc cả nhà phải nhịn đói. Gia đ́nh tôi ở ngoại ô thành phố, không trồng trọt ǵ, chỉ trông chờ vào nghề này. Nếu lười lao động, sẽ lâm cảnh đường cùng”.
Càng về sau, câu chuyện giữa chúng tôi càng thêm cởi mở. Khi nói tới chuyện cơm nước, người nữ tài xế bỗng nghẹn lại: “Chúng tôi phân nhau cơm nước, nhưng tôi vẫn là chính. Nhiều lúc mệt quá, con gái sẽ giúp mẹ. Phần lớn thời gian, hai vợ chồng tự lo chuyện ăn uống. Rất hiếm khi ba người đoàn tụ trong một mâm cơm. Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà tôi mơ ước, nhưng thật khó có được”.
Lúc ấy, tôi và Trần Kiến đều lặng người. Dù không nói ra nhưng chúng tôi đều hiểu, người phụ nữ tần tảo này phải chịu nhiều thiệt tḥi trong cuộc sống riêng, thậm chí là hy sinh cả chuyện vợ chồng để lăn lộn kiếm sống. Hai người họ, người ca sáng tới trưa, kẻ ca chiều và tối, làm sao c̣n tâm trí và thời gian cho những phút ân ái riêng tư. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, chị ta cũng không c̣n son trẻ. Nh́n mái tóc lấm tấm bạc, gương mặt hốc hác, vằn nếp nhăn ấy cũng đủ đoán chị tầm 50 – 60 tuổi.
Gần tới nơi, tôi mạnh dạn hỏi: “Xin lỗi chị nếu tôi mạo muội, chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?”.
“Tôi 38 tuổi. Các anh trông tôi già lắm phải không?”, người phụ nữ hồn nhiên đáp.
Nh́n chị, tôi lại quặn ḷng. Nỗi nhọc nhằn mưu sinh và áp lực cơm áo gạo tiền khiến gương mặt chị hằn rơ dấu vết thời gian. Đồng tiền khiến con người, thậm chí là người Bắc Kinh, cũng phải lao đao khốn khổ.
Tới ngày 15/12, tôi bắt taxi ra sân bay. Người tài xế là một anh chàng 38 tuổi, rất cởi mở, thẳng thắn trong cách tṛ chuyện. Lại một lần nữa, tôi được nghe lời tâm sự thật ḷng về chuyện tế nhị của cánh tài xế: “Mỗi ngày tôi làm việc suốt 12 tiếng. Về tới nhà, ăn cơm xong, chỉ muốn đánh một giấc no say, thậm chí không c̣n hứng thú với chuyện chăn gối. Nhưng để chiều ḷng vợ, mỗi tuần nhiều nhất một lần, đều lựa lúc tâm trạng thoải mái, vui vẻ…”.
Mai Anh (theo Hexun.com)