Đảo quốc bé nhỏ ở Nam Thái B́nh Dương Samoa và nước láng giềng Tokelau sẽ không có ngày 30-12. Khi đi ngủ vào đêm 29-12, 186.000 dân Samoa và 1.500 người Tokelau sẽ tỉnh dậy chào ngày mới… 31-12.
Nguyên nhân do hai nước này chuyển múi giờ nhằm gần gũi hơn với các đối tác thương mại chính ở châu Đại Dương.
Được thông qua hồi tháng 6-2011, kế hoạch nhảy qua đường đổi ngày quốc tế sẽ biến Samoa từ nơi cuối cùng thấy ánh mặt trời trên trái đất trở thành nơi đầu tiên, theo
AFP. Tokelau cũng hưởng ứng quyết định này của láng giềng.
Samoa quyết định đổi múi giờ để tiện giao dịch. Ảnh: Reuters
Samoa đổi múi giờ không phải để chơi trội hoặc thu hút khách du lịch đến nơi đón b́nh minh đầu tiên trên thế giới mà là v́ lư do kinh tế. Hiện tại, Samoa đi sau gần một ngày so với Úc và New Zealand, hai đối tác thương mại chính. Do đó, chính phủ nước này tin rằng họ sẽ có lợi hơn nếu gần gũi Úc và New Zealand về mặt thời gian.
“Khi giao thương với New Zealand và Úc, chúng tôi mất hai ngày làm việc trong một tuần. Trong khi ở Samoa là thứ sáu th́ tại New Zealand đă là thứ bảy và khi chúng tôi đang nghỉ ngày chủ nhật th́ họ đă làm việc tại Sydney và Brisbane” - Thủ tướng Tuilaepa Sailele Malielegaoi phát biểu trên tờ
Samoa Observer.
Thủ tướng Malielegaoi cho biết kế hoạch này được thông qua từ tháng 6
Theo
AFP, khách nghỉ tại những khách sạn ở Samoa trong tuần này sẽ không phải thanh toán ngày 30-12 song các ông chủ vẫn phải trả lương nhân viên cho ngày thứ sáu không bao giờ đến.
Gọi là đổi múi giờ nhưng thật ra Samoa chỉ quay lại hiện trạng của… 119 năm trước. Vào năm 1892, các thương buôn người Mỹ đă thuyết phục chính quyền Samoa từ phía tây “nhảy” qua phía đông đường đổi ngày để gần giờ với đảo Samoa thuộc Mỹ gần đó cho tiện giao dịch. Kết quả là năm đó có đến 2 ngày 4-7.
Sau khi đổi múi giờ, Samoa sẽ đi trước Sydney - Úc 3 giờ thay v́ đi sau 21 giờ. Ảnh: Telegraph
Tuy nhiên, các trục trặc về múi giờ thời gian qua đă đẩy Samoa và Tokelau rơi lại sau Úc và New Zealand gần một ngày.
Bằng Vy (Theo AFP, AP)