Ở trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội hay ở các cương vị khác đang, đă nắm giữ như hội LHTN Việt Nam, hội các nhà ngôn ngữ...người con út của cố nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân luôn được đánh giá cao về năng lực, chuyên môn và rất được nể trọng. Nhưng, với vai tṛ PCT phụ trách truyền thông tại VFF, ông PGS-Tiến sỹ Nguyễn Lân Trung lại không có được những điều như thế...
Sinh ra trong một gia đ́nh có truyền thống hiếu học, và thành đạt thế nên cũng chẳng ngạc nhiên khi người con út của cố nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân cũng tiếp bước cha anh như thế.
Và đáng lẽ ra, nếu như khoảng độ chục năm trước ông Nguyễn Lân Trung không được Hội LHTN Việt Nam cử sang VFF ngồi vào chiếc ghế BCH có lẽ mọi chuyện đă khác rất nhiều.
Nhưng mọi chuyện chẳng thể ngờ, từ một hiệu phó trường Đại học danh tiếng, rồi nắm nhiều chức vụ khác nhau ở các cơ quan đoàn thể uy tín khác danh tiếng của vị lănh đạo có học hàm rất cao của VFF này bỗng đi xuống hẳn v́ "vạ miệng".
|
Trên cương vị PCT phụ trách truyền thông tại VFF, ông Nguyễn Lân Trung đă có những phát biểu khiến nhiều người phải suy nghĩ
|
Lỡ mồm nhiều đến nỗi, giờ người hâm mộ vẫn lấy những câu chuyện ấy ra để làm vui mỗi khi nói về sếp PCT hay đề cập tới chuyện của VFF. Nhiều tới nỗi, khi nghe đến chức danh, học hàm của ông Nguyễn Lân Trung đều giật ḿnh v́ ngạc nhiên.
Chẳng ngạc nhiên mới lạ, bởi cứ nh́n vào văn bản mà sếp PCT phụ trách truyền thông của VFF yêu cầu báo Thể thao 24H đính chính những thông tin không đúng về hội nghị tổng kết mùa giải 2011.
Ở công văn ấy, dù mang danh PCT hội các nhà ngôn ngữ học, nhưng PGS - Tiến sỹ Nguyễn Lân Trung đă sử dụng ngôn từ rất thiếu chuẩn...ngôn ngữ của một văn bản hành chính khi liên tục nhắc tới cụm từ "anh Nguyễn Đức Kiên"...
Đấy là về chuyên môn ngôn ngữ học, c̣n về những phát biểu liên quan tới bóng đá th́ là vô số những giai thoại rất hài hước của ông Nguyễn Lân Trung mà nghe xong đố ai dám tin đó là những câu chữ đến từ một PCT phụ trách truyền thông của VFF.
Rất nhiều phóng viên thể thao đă từng "choáng" khi sếp PCT VFF phát biểu ở sân tập Nakhon Rachasima tại SEA Games 24 tại Thái Lan rằng "Báo chí cứ phê phán lối chơi của đội bóng, chứ tôi thử hỏi nếu không thua Singapore th́ làm sao có thể nhất bảng để gặp Myanmar ở bán kết".
Và thực sự, những phát biểu hùng hồn ấy, nhận định về các đối thủ ấy của ông PCT VFF cũng đă có kết quả khi U23 Việt Nam thua tan tác Myanmar ở bán kết, và kèm theo đó là lá đơn từ chức ngay trong đêm của HLV A. Riedl.
Đó là những câu chuyện cũ, c̣n mới nhất sau những biến cố xảy ra với bóng đá Việt Nam, hay mùa giải 2011, người phát ngôn chính thức của VFF đă khiến mọi chuyện càng tệ hơn với những phát biểu mà phải nói thẳng rằng là vô cùng ngớ ngẩn của ḿnh.
Chẳng biết, tất cả những phát ngôn ấy có nhận được sự đồng thuận của tổ chức mà ḿnh đang làm việc hay không, nhưng xin thưa rằng là rất nghiệp dư và phản cảm.
Điển h́nh cho điều đó chính là những phút đăng đàn phát biểu rất hoành tráng giải thích về nguyên nhân U23 Việt Nam thất bại tại SEA Games 26, về những vấn đề của V-League...
|
Thế nên, giờ là lúc ông cần phải dừng lại
|
Những lần đăng đàn ấy, khiến những học hàm, học vị và cả truyền thống của một gia đ́nh giỏi giang của sếp PCT mất hẳn trong con mắt của người hâm mộ bóng đá Việt Nam...
Ở trường, hay trong các hiệp hội mà PGS Tiến sỹ Nguyễn Lân Trung có mặt, hẳn phải nhận được sự tôn trọng rất lớn của các học tṛ, đồng nghiệp, nhưng ở vai tṛ PCT VFF th́ không.
Có thể thông cảm một chút khi mà VFF chẳng tốt đẹp ǵ (bởi nếu có đă chẳng phải ầm ĩ suốt thời gian qua như thế), nên cũng "tội" cho ông Nguyễn Lân Trung lắm.
Nhưng với một người học rộng, hiểu nhiều như thế lẽ ra vị PGS - Tiến sỹ này cũng sẽ phải nhận ra được những bất cập, và cả sự thối nát của một bộ máy tưởng chuyên nghiệp nhưng lại rất nghiệp dư ấy mà rút ra.
Chỉ tiếc là không, và bởi vậy dù chẳng thể nói sự kính trọng của xă hội dành cho ông cũng như gia đ́nh đă hết, nhưng chắc chắn cũng nhạt đi đôi phần kể từ khi "dính" vào tổ chức xă hội nghề nghiệp VFF.
Chắc phải dừng lại thôi, thưa thầy, thưa PGS - Tiến sỹ Nguyễn Lân Trung, bởi có lẽ ông không hợp với môi trường bóng đá Việt bây giờ. Và công việc tốt hơn, đáng làm hơn chính là rút ra khỏi nơi hỗn mang ấy và trở về với sự nghiệp khác, phù hợp và có ích hơn...
Duy Nguyễn, vietnamnet.vn