Bến vắng lặng, lác đác vài người. Chậm răi kéo dây neo, máy trưởng Trần Quang Đăng buồn rượi nh́n về trung tâm thành phố lớp lớp nhà cao tầng. Bến phà 100 tuổi dường như đă quá nhỏ bé. 5 ngày nữa phà dừng hoạt động.
Đến cuối năm nay, bến phà Thủ Thiêm khoảng 100 năm tuổi nối bờ Đông và Tây Sài G̣n sẽ chính thức đóng cửa. H́nh ảnh những chiếc phà qua lại, tiếng c̣i hụ... sẽ chỉ c̣n là quá khứ. Từ khi có cầu và hầm Thủ Thiêm, bến phà cùng tên như ch́m vào quên lăng, lác đác chỉ c̣n vài người qua lại, khách vắng dần.
Với những người đă từng gắn bó phà nhiều năm, những ngày này đang dần trở thành những ngày nhàn nhất nhưng lại nặng trĩu ḷng. Chị Nguyễn Thúc Liên, làm ở đây từ năm 18 tuổi nhẹ nhàng quét những chiếc lá, tàn thuốc trên bến phía quận 2. Trời về chiều, bến vắng lặng, khoảng sân trước mắt chị càng lớn hơn.
"Năm nay đă 54 tuổi, gần 37 năm làm việc tại đây, năm sau là đă về hưu, lúc đó cũng không c̣n phà để đi nữa, tôi không thể h́nh dung nổi cảm giác khi đi ngang đây mà không nh́n thấy bến phà, buồn lắm", chị Liên chia sẻ.
Phà Thủ Thiêm sẽ đóng cửa cuối năm nay. Ảnh:
Kiên Cường
Gắn bó gần như trọn đời với phà, chị Liên nh́n thấy rơ những thay đổi nơi đây. Người phụ nữ phụ trách việc mở cổng bến phà vẫn nhanh nhẹn dù bây giờ chị phải chạy mở 2 cổng cùng lúc do khách vắng, một người cũng không có việc mà làm.
Công việc nhàn, những lần mở cửa cũng thưa dần đi, tâm trạng những nhân viên như chị Liên tại đây đang bồi hồi xúc động nhớ lại những kỷ niệm xưa. "Khi xưa phà đông lắm, 2-3 hàng xe đậu, xe hơi ở đây, xe máy đậu hàng dài đằng kia, rồi đây nữa, lúc đó vào làm là chạy hết sức nhưng vui', chị vừa chỉ tay vào những làn đường chờ phà ở bến, vừa nhớ lại.
Với cách ví von khác, máy trưởng Trần Quang Đăng, người có thâm niêm 32 năm làm việc tại đây, coi phà Thủ Thiêm như "người bạn tri kỷ" gắn bó biết bao buồn vui, kỷ niệm và cả thời trai trẻ của ḿnh.
Người ngăm ngăm đen, tay luôn đầy dầu mỡ, ông Đăng hiểu rơ từng con ốc, từng chi tiết và những lần phà "lâm bệnh". "Khi tôi vào làm, bến chỉ có 4 phà 'hột vịt' 20 tấn đóng từ những năm 1963-1965, rất cũ, hay hư, lúc đó lại không có phụ tùng thay thế", ông Đăng nhớ lại. Phà "hột vịt" là những chiếc phà nhỏ 20 tấn có h́nh dáng bầu bầu như trứng vịt.
Đến năm 1999, bến đầu tư thêm 4 phà loại 60 tấn, lúc đó người dân quận 2 có nhu cầu đi qua trung tâm thành phố rất nhiều, ngày thấp điểm khách vẫn nườm nợp. "Nhớ nhất những lần có ca cấp cứu, quận 2 th́ thiếu cơ sở y tế bệnh viện, nên người dân đều phải qua trung tâm thành phố chạy chữa. Mỗi lần như vậy dù 12h khuya, anh em vẫn tức tốc chạy phà, ưu tiên dù chỉ đưa duy nhất người bệnh qua sông", ông Đăng nói.
Cũng có những kỷ niệm vui được nhiều nhân viên ở đây chia sẻ. Như vào khoảng năm 1980-1985, nhiều người t́m đến phà Thủ Thiêm để nhảy sông Sài G̣n tự tử khiến nhân viên bến phà ai nấy đều bảo nhau, ngoài việc chạy phà c̣n canh chừng xem ai đang có tâm trạng không, đang ngồi một góc hay khóc lóc ǵ không.
Những h́nh ảnh phà qua lại sông Sài G̣n chỉ vài ngày nữa là sẽ trở thành quá khứ. Ảnh:
Kiên Cường
Các nhân viên bến phà đang rôm rả hồi tưởng những kỷ niệm gắn bó với công việc th́ đột nhiên tiếng c̣i hụ vang, một chuyến phà rẽ nước chuyển khách từ quận 2 qua phía những ṭa nhà cao tầng đối diện sông. Chậm răi tháo dây neo, nhân viên bến nh́n buồn theo một vài khách lác đác. Ít ngày nữa, h́nh ảnh này sẽ không c̣n, tiếng c̣i quen thuộc cũng không vang lên nữa.
Ông Nguyễn Công Dân, Phó giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái - Thủ Thiêm cho biết hiện tại đây có 44 nhân viên. Sau khi phà đóng cửa, 3 người sẽ về làm việc ở hầm Thủ Thiêm, 12-13 người điều qua bến thủy nội địa quận 1, c̣n lại sẽ về phà Cát Lái.
"Nhiều ngày nay, anh em rất buồn bởi bến phà cũng thân thiết như gia đ́nh. Nhưng hiện nay mỗi ngày phà chỉ chở được khoảng hơn 3.000 khách, giảm 50-70% lưu lượng so trước khi thông hầm Thủ Thiêm", ông Dân nói.
Không chỉ riêng nhân viên bến phà, đối với người dân đă từng ngồi trên phà chở ngang sông, ngắm nh́n cảnh sông nước... cũng mang niềm thương tiếc với bến phà 100 năm tuổi này.
"Với tôi, phà như kỷ niệm, dù có hầm nhưng tôi vẫn thích đi phà hơn, cảm giác sông nước đem lại thật dễ chịu, lại được ngắm nh́n quang cảnh, nếu ngày nào đó không c̣n đi nữa chắc sẽ rất nhớ", anh Thanh, nhà ở quận B́nh Thạnh chia sẻ.
Trời Sài G̣n chiều vang vang tiếng xe cộ qua lại tấp nập, bỏ lại bến phà vắng lặng, người thưa thớt. Dù không c̣n những chiếc phà màu trắng ngang sông, nhưng phà Thủ Thiêm sẽ măi là h́nh ảnh đẹp trong ḷng mọi người dân TP HCM.
Thanh Nhật - VNE