Đơn Dương giờ đă thênh thang đời cát - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-17-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,695
Thanks: 11
Thanked 13,304 Times in 10,623 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Đơn Dương giờ đă thênh thang đời cát

Nghệ thuật điện ảnh thế giới đă sản xuất nhiều phim mang những thông điệp chính trị của các thời đại: JFK, Gandhi, Seven Years in Tibet, Tora Tora, Schindler’s List, Platoon, Dr. Zhivago, Private Ryan, Years of Living Dangerously. Gần gũi với người Việt có Indochine, Quiet American, Green Dragon (Rồng xanh), Mê Thảo thời vang bóng, Journey to the Fall (Vượt sóng), Mùa ổi.

Các diễn viên thường không phát biểu quan điểm chính trị và khán giả không ai lên án họ v́ các vai đóng trong phim mà chỉ phê b́nh cách diễn xuất hay dở.

Tuy nhiên cá nhân người nghệ sĩ cũng có lúc lên tiếng cho tự do và nhân quyền. Richard Gere trong một lần nhận giải Oscar đă phát biểu ủng hộ cuộc tranh đấu cho nhân quyền của người Tibet.

Giới làm phim Mỹ nhiều người cũng đă lên tiếng cho tự do nghệ thuật khi nhà nước Việt Nam kết án diễn viên Đơn Dương v́ các vai anh diễn trong một số phim sản xuất tại Hoa Kỳ, đặc biệt là We Were Soldiers và Green Dragon.

Tờ Quân Đội Nhân Dân lên án Đơn Dương là “kẻ phản quốc”, “bán rẻ lương tâm”. Hai con của anh đi học bị chế diễu, khinh chê. Hàng quán gia đ́nh bị công an đến phá.

V́ tham gia đóng những phim đó mà anh bị sách nhiễu, trù dập khiến cuộc sống gia đ́nh không được yên ổn. Năm 2003 Đơn Dương đă cùng vợ và hai con cất bước rời khỏi quê hương.

Trong giới làm phim Việt Nam, Đơn Dương là một diễn viên chỉ v́ nghệ thuật mà bị nhà nước lên án nặng nhất. Một nghệ sĩ được quần chúng yêu thích mà bị chính quyền đuổi ra khỏi quê hương th́ không c̣n trừng phạt tinh thần nào nặng hơn.

Ngày 8-12-2011 diễn viên Đơn Dương đă qua đời ở San Jose, California ở tuổi 54, sau tám năm lưu vong với ước mộng trở về quê cũ không thành.

Một người chị nói cuộc sống của anh ở Mỹ không vui và vướng phải nhiều oan ức.

Không vui v́ anh không được làm công việc theo tài năng đóng phim thiên phú. Anh đă nhiều lần xin về Việt Nam, t́m cách trở lại phim trường quê nhà nhưng không được cấp vi-sa cho đến gần đây. Nhưng giờ đă muộn cho một lần hội ngộ trong nước với bạn bè xưa.

Hôm tang lễ, bài giảng của linh mục chủ tế và ai điếu của một người bạn tiễn anh đều nhắc đến con người Đơn Dương tuy vang danh nhưng giản dị, hoà đồng, thường ca hát líu lo như chim khi c̣n ở dương trần.

Có phải v́ nổi tiếng, tính t́nh lại hoà nhă, b́nh dân nên anh đă vướng vào những lụy t́nh oan ức?

Anh ra đi để lại trong ḷng khán giả và bạn bè niềm thương tiếc một tài năng điện ảnh và nỗi băn khoăn về sinh hoạt nghệ thuật ở Việt Nam.


Tang lễ Đơn Dương ở San Jose, California ngày 13-12-2011

Hăy điểm qua nét chính trong một số phim liên quan đến cuộc chiến Việt Nam mà Đơn Dương đă đóng những vai nổi bật, thành công về nghệ thuật và cũng v́ nó mà anh bị nhà nước lên án.

1/ Three Seasons – Ba mùa (Đạo diễn Tony Bùi, 1999). Đơn Dương đóng vai Hải đạp xích lô, mơ ước được một lần ngủ với cô gái điếm hạng sang, giá 50 đô, bằng hai tháng lương lao động của Hải. Để thực hiện giấc mơ, Hải cố luyện tập và đă thắng giải đua xích lô đạp. Nhờ đó có tiền. Nhưng khi gần cô gái và hiểu ra v́ hoàn cảnh mà cô nữ sinh phải bán thân để kiếm sống, Hải đă tặng cô quyển sách học làm người Rèn nhân cách đă cũ tơi, đưa cô trở về khung trời thơ mộng xưa với con đường ngập phượng đỏ.

Đây là một phim Mỹ đầu tiên được hoàn toàn quay tại Việt Nam kể từ khi chiến tranh chấm dứt và là dự án phối hợp sản xuất giữa Hăng phim Giải Phóng và October Film, đánh dấu tiến bộ trong sự mở cửa hợp tác nghệ thuật giữa hai nước, giữa Việt kiều Mỹ và nhà nước Việt Nam.

2/ Green Dragon – Rồng xanh (Đạo diễn Timothy Linh Bùi, 2002). Phim phản ánh những sinh hoạt và cảm xúc của người tị nạn từng sống qua khoảnh khắc 30-4-1975 khi cuộc chiến chấm dứt. Đơn Dương trong vai Tài, thông dịch viên cho trưởng trại Camp Pendleton, là cầu nối giữa ban điều hành trại và người tị nạn. Đêm 30-4 Tài cùng nhóm bạn ngồi đàn hát trong một căn lều khi hay tin bộ đội tiến vào thủ đô, chính quyền Sài G̣n sụp đổ: “Sài G̣n ơi tôi đă mất người trong cuộc đời / Sài G̣n ơi thôi đă hết thời gian tuyệt vời / Giờ c̣n đây những kỉ niệm sống trong tôi / Những nụ cười ngắt trên môi / Những giọt lệ ôi sầu đắng …”

Những lời ca đă làm ray rức người Việt hải ngoại trong những năm đầu xa quê hương. Khi được lồng trong khung cảnh trại tị nạn đă tạo cảm giác buồn rất thực cho những ai từng trải qua đời sống trại lúc bấy giờ.

Phim với cảnh rất buồn về một ngày mà theo quan điểm chính thống của Hà Nội phải là ngày mang dấu ấn lịch sử vinh quang. Chỉ v́ diễn theo cách nh́n của người tị nạn về ngày 30-4 nên Đơn Dương đă bị những hệ lụy.

3/ We Were Soldiers (Đạo diễn Randall Wallace, 2002) là phim về trận đánh Ia-Drang trên Tây nguyên với hơn bốn trăm lính Mỹ đối đầu với một lực lượng bộ đội cộng sản đông hơn gấp bốn lần. Mel Gibson đóng vai sĩ quan chỉ huy lính Mỹ, Đơn Dương trong vai chỉ huy bộ đội Bắc Việt. Đây là trận đánh qui mô và cam go nhất xảy ra vài tháng sau khi lính chiến đấu Mỹ đổ bộ vào Nam Việt Nam năm 1965. Kết cuộc bộ đội Bắc Việt rút lui, Mỹ giữ được căn cứ. Hai bên đều thiệt hại nặng về nhân mạng.

Đơn Dương đóng vai Thiếu tá Nguyễn Hữu An, sau này lên tướng, chỉ huy trận đánh ở Ia-Drang mà bộ đội thua. Điều này không được lănh đạo Hà Nội chấp nhận nên thêm một lí do nữa để nhà nước kết án Đơn Dương.

4/ Đời cát (Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, 1999) là câu chuyện về ông Cảnh do Đơn Dương diễn vai một người đi tập kết sau Hiệp định Genève 1954. Ra đi ông bỏ lại vợ là bà Thoa. Nơi đất xa ông có gia đ́nh mới. Sau tháng 4-1975 ông trở về để chứng kiến những mất mát v́ chiến tranh của gia đ́nh và ngang trái của những cuộc t́nh. Thế rồi ông lại ra đi.

Năm 2005 được xem Đời cát người viết đă nhận định về khiá cạnh thiếu tinh thần tha thứ, hoà giải trong phim (talawas.org 20-7-2005).

Sự việc là khi ông Cảnh trở về và được bà Thoa đưa ra nghĩa địa thăm mộ người thân từ ông bà, cha mẹ đến o, d́, cậu, mợ chết v́ chiến tranh. Tại mỗi nấm mồ ông Cảnh đều cắm nhang. Đến mộ của Trần Văn Thỏ, ngày trước là bạn học cùng lớp đệ tam, sau làm xă trưởng, bị bắn chết khi toan hiếp bà Thoa. Bà Thoa đề nghị ông thắp một que nhang cho đồng môn. Nhưng ông Cảnh chỉ lẳng lặng bỏ đi.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập năm 2009 đưa kịch bản do ông viết theo truyện ngắn “Ba người trên sân ga” của Hữu Phương, lên Blog Quê choa. Theo kịch bản, ông Cảnh có cắm nhang lên mộ Thỏ. Trong phim không hiện lên h́nh ảnh đó.

Như thế là có sự kiểm duyệt của cơ quan văn hoá để khi phim được tŕnh chiếu thiếu sự hoà giải với kẻ thù cũ. Dù là người đă chết.

Đó là câu chuyện về phim Đời cát được sản xuất trong nước năm 1999 với Đơn Dương đóng vai chính.

Đơn Dương giờ đă thênh thang đời cát, bỏ lại những oán thù, oan khiên. Anh đă về cùng cát bụi nhưng chưa một lần được trở lại quê hương như nguyện ước.

Nhiều người ngậm ngùi thương tiếc v́ tài năng và những tác phẩm nghệ thuật anh để lại cho đời, trong khi truyền thông chính thống trong nước không c̣n nhắc nhiều đến diễn viên Đơn Dương chỉ v́ anh đă đóng các vai không phù hợp với quan điểm nhà nước.

Như thế những ai muốn qua văn hoá nghệ thuật để tiến đến hoà giải sẽ băn khoăn tự hỏi bao giờ chính phủ mới thôi áp đặt quan điểm lên sinh hoạt văn hoá và tầm nh́n của người làm nghệ thuật ở Việt Nam.

Bùi Văn Phú
Theo: Blog Bùi Văn Phú
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	buivanphu_20111214_donduong_dianh_blog.jpg
Views:	21
Size:	81.8 KB
ID:	343245
Old 12-20-2011   #2
saigonlove
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Aug 2008
Posts: 274
Thanks: 10
Thanked 19 Times in 9 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 17
saigonlove Reputation Uy Tín Level 1saigonlove Reputation Uy Tín Level 1
Default

Where is Mrs Hanh-Phuoc ???His wife ??
saigonlove_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04817 seconds with 12 queries