Như vậy là Công ty Cổ phần VPF đă chính thức đi vào hoạt động với ông Bầu Vơ Quốc Thắng làm chủ tịch để quản lư và điều hành giải bóng đá VĐQG V-League và giải hạng Nhất. Trong mùa giải đầu tiên các giải đấu được điều hành bởi VPF, liệu hai gải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam sẽ có những đóng góp ǵ cho ĐTQG Việt Nam và đội U23? Liệu VPF ra đời sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ĐTQG và ĐT U23 của chúng ta được không?
Cần phải khẳng định ngay từ đầu dù giải VĐQG V-League và hạng Nhất có được quản lư trực tiếp từ VFF hay chịu sự quản lư của VPF, dù có giữ nguyên tên là giải VĐQG hay đổi sang tên giải chuyên nghiệp, nhà nghề… ǵ đi nữa th́ mục đích cuối cùng là để phục vụ khán giả, phục vụ người hâm mộ và cao hơn nữa là để phục vụ Tổ Quốc (ở đây là ĐTQG và U23 QG). Vậy mùa giải tới với sự điều hành của VPF hai giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam sẽ phục vụ ǵ cho ĐTQG và ĐT U23 trong những năm tới? Hay VPF chỉ cần điều hành giải đấu diễn ra suôn sẻ, về đích an toàn và làm ăn có lăi là được? Chúng ta có thể trả lời ngay, người hâm mộ kỳ vọng vào VPF nhiều hơn như thế rất nhiều. Với quyền lực là cơ quan quản lư của những giải đấu hàng đầu trong nước, người hâm mộ hy vọng VPF sẽ đưa ra được các quyết sách đúng đắn để sau mỗi giải đấu, khi Tổ Quốc cần các CLB sẽ có những cầu thủ xuất sắc để phục vụ Quốc Gia. Vậy ĐTQG và U23 đang cần ǵ?
![](http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2011/Thang12/17/1vpf.jpg) |
VPF - liệu có vựt dậy được nền bóng đá Việt Nam. Ảnh: Internet |
Đó là những tiền đạo xuất sắc như Huỳnh Đức trước đây, những trung phong cắm thật sự. Đây chính là vị trí mà không chỉ U23 của chúng ta thiếu ở SEA Games vừa qua mà đó cũng là vị trí mà ĐTQG và ĐT U23 nhiều năm qua rất yếu!! Nguyên nhân để dẫn tới cái yếu và thiếu đó chính là các CLB đă dành chủ yếu vị trí quan trọng này cho ngoại binh c̣n các nội binh chỉ đóng vai tṛ kép phụ hoặc tiền đạo dạt biên mà thôi. Chính v́ thế khi ĐTQG cần chúng ta không lấy đâu ra tiền đạo để ghi bàn! VPF dự định sẽ đưa ra qui định từ năm 2013 các CLB chỉ được đăng kư 3 và sử dụng 2 ngoại binh... có thể khi đó các CLB sẽ lại càng ưu tiên số ngoại binh ít ỏi của ḿnh cho vị trí mũi nhọn này!! Và bóng đá Việt Nam vẫn phải chấp nhận cảnh thiếu trung phong đúng nghĩa trong một vài năm nữa.
Đó là một nhạc trưởng đúng nghĩa kiểu như Sơn 'công chúa' trước đây. Khi Minh Phương đă quá già, Trọng Hoàng - Văn Quyết lúc tỏ lúc mờ, Thành Lương lại chỉ phát huy hết khả năng khi đá cánh, Nhật Nam th́ c̣n quá trẻ... Chúng ta đang thực sự thiếu một thủ lĩnh dẫn dắt lối chơi
Đó là cặp trung vệ. Người Việt Nam chúng có nhược điểm về chiều cao, mà vị trí trung vệ ở hầu hết các đội bóng trên thế giới đều là cặp đôi cao nhất trong đội h́nh, đây chính là vị trí yếu nhất nhiều năm qua chứ không phải tới SEA Games vừa rồi chúng ta mới biết đây là "tử huyệt" với cặp Anh Quang - Huỳnh Phú (Long Giang bị chấn thương ngồi ghế dự bị phần lớn thời gian của giải - chiều cao của cầu thủ này cũng rất kiêm tốn cho vị trí trung vệ) chúng ta đă từng có cặp trung vệ thép Như Thành - Phước Tứ nhưng thời gian gần đây Như Thành xuống phong độ thảm hại c̣n Phước Tứ cũng chỉ c̣n đóng tṛn vai mà thôi. Trong khi nhiều đội bóng vẫn ưu tiên sử dụng ngoại binh cho vị trí này th́ xem ra chúng ta vẫn c̣n phải mỏi mắt mới t́m ra được một cặp "trung vệ thép" đúng nghĩa.
![](http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2011/Thang12/17/1vpf2.jpg) |
Tài năng của Falko Goetz vẫn c̣n bị đặt dấu hỏi? Ảnh: Internet |
Đó là vị trí HLV trưởng. Chúng ta đă vô địch AFF Cup 2008 với sự dẫn dắt của HLV Calisto và đó cũng là lần duy nhất giải VĐQG đă giúp ĐTQG có được một HLV xuất sắc, khi đó ông bầu Vơ Quốc Thắng đă hy sinh rất nhiều khi chịu nhường HLV trưởng của CLB ĐT.LA cho đội tuyển QG. Có lẽ những người trong VFF - những người có quyền chọn HLV cho ĐTQG nên suy nghĩ về vấn đề này... phương án chọn một HLV trưởng xuất sắc của CLB nào đó trong số những CLB trong nước làm HLV cho ĐTQG là một phương án an toàn và tối ưu!! Chúng ta đă từng thành công với ông Calisto, và Myanmar cũng vừa thành công với Hasson - một HLV tại giải VĐQG Myanmar làm HLV trưởng ĐT. Với cách chọn HLV kiểu này chúng ta sẽ hoàn toàn yên tâm về tiêu chí: am hiểu bóng đá Việt Nam và có sự hiểu biết nhất định về bóng đá trong khu vực, nhưng để làm được như vậy th́ các CLB trong nước cần phải có những HLV xuất sắc để “làm nguồn” cho VFF chọn mặt gửi vàng
Bốn vị trí vừa nêu trên chính là 4 điểm yếu nhất của BĐVN chúng ta từ quá khứ tới hiện tại ở cả cấp độ ĐTQG và ĐT U23 QG. Nhiệm vụ của những giải bóng đá trong nước chính là sản sinh ra những con người xuất sắc để lấp đầy những chỗ trống đó. Muốn làm được như vậy rất cần sự hy sinh của các CLB giống như sự hy sinh của ông bầu Vơ Quốc Thắng của ĐT.LA năm 2008, c̣n nếu các CLB vẫn cứ ích kỷ lo cho lợi ích trước mắt dành những vị trí quan trọng như trung phong, cặp trung vệ, tiền vệ kiến thiết lối chơi cho các ông Tây th́ thật khó hy vọng vào một sự khởi sắc mới cho ĐTQG cũng như ĐT U23 QG. Trong khi các CLB chưa thật ư thức trong nhiệm vụ sản sinh “nguồn” để phục vụ Quốc Gia th́ cần lắm những qui định của VPF để trả lại bóng đá cho những mục đích cao cả khi Tổ Quốc cần.
(Bạn đọc: Phạm Văn Mạnh), bongda.com.vn