Lính Mỹ hôm qua đă trao căn cứ cuối cùng cho giới chức Iraq, một ngày sau buổi lễ ít kèn hoa chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 9 năm ở Iraq nhằm lật đổ Saddam Hussein.
Xe tải và xe quân sự Mỹ rồng rắn tới biên giới phía nam Iraq để sang Kuwait, chấm dứt cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein kéo dài gần 9 năm .
Vài ngàn lính Mỹ c̣n lại dự kiến sẽ rời Iraq trước ngày 31/12 này, khép lại cuộc chiến với “cái giá” là mạng sống của gần 4.500 lính Mỹ và hàng ngàn người Iraq.
Vào ngày hôm qua, giới chức Mỹ và Iraq đă kư giấy tờ trao Trại Adder bằng một buổi lễ với đội kèn đồng và màn hạ cờ. Chỉ có khoảng 4.000 binh sỹ Mỹ c̣n lại trên đất Iraq, giảm rất nhiều so với con số 170.000 vào thời điểm đông nhất.
“Chúng tôi đă lật sang trang cuối của sự chiếm đóng”, Hussein al-Asadi, cố vấn của Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, cho biết tại căn cứ cách nam Baghdad 300km.
Trại Adder, từng là một căn cứ không quân ở tỉnh miền nam Nasiriyah, sẽ là một trong vài căn cứ cuối cùng được trao trả khi quân đội Mỹ nam tiến tới biên giới Kuwait, để lại các khu nhà ở, máy phát điện và những vật dụng khác mà họ không thể mang theo.
Trong tháng cuối cùng, Trại Adder đă biến thành thị trấn ma. Một sân chơi gần đây đă được chất đầy bàn ghế, đồ gỗ, được trao lại cho lực lượng Iraq.
Hơn 500 căn cứ Mỹ vào thời gian đỉnh điểm của cuộc chiến đă bị “cắt gọt” xuống vài trăm xe tải và xe quân sự hàng ngày nối đuôi nhau vượt biên giới phía nam Iraq để sang Kuwait.
Lính Mỹ đă kết thúc sứ mệnh chiến đấu vào năm 2010 và đă chuyển giao hầu hết vai tṛ an ninh cho lực lượng Iraq. Nhưng những binh sỹ cuối cùng rút khỏi Iraq vào thời điểm nước này vẫn đang phải đối mặt với cuộc nổi dậy và bất ổn chính trị dai dẳng.
Nhiều người Iraq ăn mừng sự kiện chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ, nhưng vẫn c̣n băn khoăn không biết liệu chính phủ Iraq có đối phó được với mối quan hệ sắc tộc chia rẽ sâu sắc, một thỏa thuận chia sẻ quyền lực chính trị mong manh và một nền kinh tế đang rất cần đầu tư hay không.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đă chớp nhoáng bay tới Baghdad vào ngày hôm thứ năm vừa qua, để tham dự buổi lễ ít cờ hoa, chính thức chấm dứt cuộc chiến ở Iraq. Ông nói với giới chức Mỹ và Iraq rằng sự hi sinh đă được đền đáp, để thiết lập được được một nhà nước ổn định và độc lập.
Bạo lực đă giảm mạnh kể từ ngày xảy ra vụ tàn sát sắc tộc tồi tệ nhất vào năm 2006-2007; một chính phủ chia sẻ quyền lực chính trị giữa người Hồi giáo Shiitte và Sunni và người Kurrd hiện đă có và các công ty dầu khí nước ngoài hiện đang giúp Iraq nối lại sản xuất.
Song căng thẳng đă âm ỉ và đă gần tới gần bề mặt. Người Sunni thiểu số, những người nắm quyền dưới thời Saddam, hiện đang phản đối chính phủ mà họ cho rằng với đa số người Shiitte dẫn đầu. Và họ cho rằng họ bị đẩy ra ngoài câu chuyện chia sẻ quyền lực.
Vũ Quư - DânTrí