5 "điểm tối" của kinh tế thế giới năm 2011 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-11-2011   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default 5 "điểm tối" của kinh tế thế giới năm 2011

Kinh tế thế giới trải qua một năm đầy sóng gió với nhiều bài toán chưa t́m được lời giải, trong đó hai mối họa lớn nhất là nợ công châu Âu và khủng hoảng kinh tế Mỹ.

Châu Âu trong cơn bĩ cực

Vấn đề nợ công châu Âu là tâm điểm của kinh tế thế giới trong năm qua. Dù cho cộng đồng quốc tế đă có nhiều bước đi hỗ trợ nhưng châu Âu vẫn như một “thiên sứ mắc đọa”, không đủ sức cất cánh trở lại.

Trong báo cáo về triển vọng toàn cầu, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận định, khu vực đồng euro (Eurozone) đă rơi vào suy thoái, thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và chất lượng tài sản ngân hàng ngày càng giảm.

Quả thực, rất ít nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện giữ được thâm hụt ngân sách ở mức cho phép. Vào mùa hè này, Ireland và Bồ Đào Nha lâm vào cảnh phải cứu trợ tài chính, trong khi Italy và Tây Ban Nha, những thành viên ṇng cốt của liên minh, cũng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.


Khu vực eurozone đứng trước nguy cơ tan ră. Ảnh: SMH.

Theo Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA), mức thiếu hụt vốn của toàn hệ thống các ngân hàng châu Âu lên tới 114,7 tỷ euro. EBA cho biết, các ngân hàng Hy Lạp thiếu hụt vốn đầu tư khoảng 30 tỷ euro, các ngân hàng Italy là 15,37 tỷ euro, ngân hàng Tây Ban Nha là 26,17 tỷ euro, ngân hàng Đức thiếu hụt 13,1 tỷ euro, ngân hàng Bồ Đào Nha là 6,95 tỷ euro và con số này đối với ngân hàng Pháp dừng lại ở 7,3 tỷ euro.

Sự chậm trễ từ phía các nhà lănh đạo khiến thị trường tài chính thêm căng thẳng. Các quốc gia đang gặp khó khăn phải đi vay tín dụng với lăi suất cao hơn, điều này càng đẩy chi phí ngân hàng lên cao, đè nặng thêm lên ngân sách nhà nước. T́nh h́nh càng trở nên nghiêm trọng khi cách biệt về chênh lệch lăi suất lớn dần giữa các nước thành viên khối euro.

Trước t́nh h́nh nguy cấp này, lănh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu hướng tới Brussels để nhóm họp. Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đang cố gắng viết lại thỏa thuận của khu vực đồng tiền chung để đảm bảo nhóm nước có chính sách tài khóa yếu kém sẽ không bao giờ có thể làm ǵ để đe dọa đến sự ổn định của đồng tiền chung.

Cụ thể, Chính phủ Đức và Pháp muốn các nước thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 3% GDP và muốn họ tuân thủ theo nguyên tắc tài khóa của Đức để không tái phạm việc vượt quá thâm hụt ngân sách cho phép thêm lần nữa.

Ngoài ra, lănh đạo Pháp và Đức kêu gọi các nước thành viên khu vực đồng euro cùng có thuế giao dịch tài chính và thuế lợi tức kinh doanh chung.

Tuy nhiên, hoàn cảnh đầy bất trắc như hiện nay khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về mức độ hiệu quả của những giải pháp trên, đồng thời quan ngại về khả năng sụp đổ của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

V́ vậy, các ngân hàng châu Âu dường như đă có kế hoạch cho t́nh huống xấu nhất bằng cách dồn tiền mặt cho những khoản đầu tư được coi là an toàn như bất động sản chẳng hạn hoặc rút về bớt vốn đang lưu hành tại các mắt xích yếu kém nhất trong dây chuyền euro.

Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng

Tương tự châu Âu, vấn đề trần nợ Mỹ cũng được ví như quả bom nổ chậm của kinh tế thế giới.

Trước thời điểm ngày 2/8 vừa qua, Quốc hội Mỹ bị giằng xé với những quan điểm khác nhau về việc nâng mức trần nợ công. Vào thời điểm đó, Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ không c̣n khả năng vay nợ nếu Quốc hội không nâng mức trần nợ công lên trên ngưỡng 14.300 tỷ USD trước ngày 2/8.

Sau bao nỗ lực đàm phán, đến ngày 1/8, Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận tạm thời, theo đó, trước mắt sẽ cắt giảm 1.000 tỷ USD chi tiêu trong ṿng 10 năm.


Xếp hạng tín dụng AAA giờ không c̣n là của Mỹ. Ảnh: BBC.

Sóng gió chưa kịp lắng xuống, ngày 6/8, Cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế Standard & Poor (S&P) tuyên bố hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống c̣n AA+ kèm theo đánh giá triển vọng tiêu cực. Đây là lần đầu tiên Mỹ mất xếp hạng AAA.

S&P cho biết, nguyên nhân hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ chủ yếu do thỏa thuận nâng mức trần nợ của Chính phủ và Quốc hội Mỹ khó duy tŕ được ổn định nợ trong trung hạn.

Ngoài ra, S&P cũng cho hay, mặc dù Mỹ tăng mức trần nợ nhưng t́nh trạng gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ là đáng lo ngại. Đồng thời, khi đối mặt với những thách thức đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, hiệu quả xử lư vấn đề kinh tế của Mỹ cũng đáng lo ngại.

Thậm chí S&P c̣n nhấn mạnh, nếu Chính phủ Mỹ không thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong hai năm hoặc xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính mới, Mỹ không loại trừ khả năng sẽ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng lần nữa.

Cú bắt tay của 6 “ông lớn”

Trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” này, ngày 30/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng 5 ngân hàng gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng của Canada, Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ phối hợp hành động, đẩy mạnh cung cấp vốn bằng đồng USD nhằm ổn định thị trường tiền tệ.

6 “đại gia” trên nhất trí giảm 0,5 điểm phần trăm lăi suất cung cấp thanh khoản bằng đồng USD cho các ngân hàng thương mại. FED cũng gia hạn các thỏa thuận hoán đổi USD tương ứng của 5 đối tác đến hết 1/2/2013.

Các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này nhằm đảm bảo các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ có thể tiếp cận dễ dàng nguồn vốn bằng đồng USD, vốn đă trở nên khó khăn hơn trong việc huy động trên thị trường đối với các ngân hàng ở châu Âu.


FED bắt tay cùng 5 ngân hàng khác để ngăn chặn khủng hoảng. Ảnh: Openmarket.

Bên cạnh đó, 6 tổ chức trên cũng thiết lập một công cụ, cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong nhóm dễ dàng tiếp cận euro, yen Nhật, bảng Anh, Franc Thụy Sỹ và CAD nếu cần thiết, để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp khủng hoảng.

Theo tuyên bố chung, hoạt động phối hợp này nhằm tăng cường khả năng cấp vốn cho tài chính toàn cầu, giảm nhẹ căng thẳng trên thị trường tài chính, qua đó giảm thiểu tác động do những căng thẳng này gây ra đối với hoạt động tín dụng.

James McDonald, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Northern Trust Corp đánh giá: “Họ đă cho thêm dầu vào động cơ. Dù động thái mới nhất không phải là cuối cùng, nhưng nó cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng ngăn bất ổn tài chính”.

Kinh tế Trung Quốc chững lại

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của giới lănh đạo toàn cầu, “cơn băo” nợ công tại châu Âu và Mỹ vẫn quét sang một số nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Cục Thống kê của Chính phủ Trung Quốc mới đây cho hay, v́ t́nh trạng suy thoái ở châu Âu và Mỹ, đồng thời do các biện pháp chống lạm phát trong nước, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại ở mức 9,1% trong quư 3; giảm đáng kể so với mức tăng 9,5% của quư trước.

Các ngành phi sản xuất của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm. Chỉ số phi sản xuất (NMI) của quốc gia này đang đứng ở mức 57,7 điểm trong tháng 11, giảm một chút so với mức 59,3 điểm từ một tháng trước đó.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các số liệu sắp được công bố sẽ cho thấy một sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng xuất khẩu của tháng 12 do doanh thu xuất khẩu tới khu vực châu Âu và Mỹ, vốn chiếm khoảng 40% tổng số giảm đáng kể trước những khó khăn tại các thị trường phương Tây chủ chốt.


Xuất khẩu Trung Quốc đang chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Ảnh: ChinaStock.

Ông Michael Pettis, Giáo sư kinh tế tại ĐH Bắc Kinh nhận định: “Bắc Kinh có nhiều lo ngại về nhu cầu yếu kém từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là từ khu vực châu Âu bởi Trung Quốc vẫn là quốc gia quá phụ thuộc vào đầu tư nội địa và xuất khẩu để tạo tăng trưởng”.

Trên cơ sở đó, JP Morgan mới đây phải hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và dự báo kinh tế tăng trưởng 7,4% trong quư 4/2011 và 7,2% trong quư 1/2012.

Trong quá khứ, mỗi khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, mọi chuyện thực sự rắc rối. Suốt 10 năm qua, Trung Quốc cần đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% một năm để tạo ra được 115 triệu việc làm cho người mới gia nhập thị trường lao động.

Tuy nhiên, khi yếu tố nhân khẩu học thay đổi do chính sách một con, trong thập kỷ tới, mỗi năm sẽ chỉ có chưa đầy 20 triệu người gia nhập thị trường lao động. V́ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dưới 8% có lẽ sẽ không phải điều ǵ quá tồi tệ.

Các thành phố Mỹ phá sản

Đến cả Trung Quốc xa xôi c̣n chịu ảnh hưởng th́ việc các chính quyền địa phương của Mỹ trở thành nạn nhân của t́nh trạng suy thoái có lẽ cũng không có ǵ là đáng ngạc nhiên.

Tháng 10 vừa qua, thành phố Harrisburg, thủ phủ Pennsylvania phải tuyên bố phá sản v́ không thể thanh toán khoản nợ lên tới 310 triệu USD. Theo nguồn tin địa phương, những vấn đề về tài chính tại thành phố Harrisburg nảy sinh từ 10 năm trước, khi quyết định xây dựng một ḷ đốt rác nhằm biến rác thải thành năng lượng. Dự án phá sản và hậu quả là thành phố phải gánh chịu khoản nợ lên tới 310 triệu USD. Trong khi đó, chính quyền bang vẫn phải “oằn ḿnh” chi cho các dịch vụ y tế công.


Thị trưởng thành phố, bà Linda Thompson phải kêu gọi tăng thuế và bán tháo các tài sản - được định giá từ 100 đến 500 triệu USD theo liệt kê trong hồ sơ phá sản - để có tiền trang trải nợ nần. Tuy nhiên, đề xuất tăng thuế doanh thu thêm 1% nhằm mở rộng ngân sách chính quyền vấp phải sự phản đối mạnh mẽ với lập luận mức thuế tại Harrisburg đă rất cao so với các khu vực khác.


Nhiều chuyên gia dự đoán, hiệu ứng phá sản cấp chính quyền sẽ lan rộng trên nước Mỹ vào năm sau. Ảnh: BBC.

Vụ sụp đổ chính quyền này khiến giới quan sát khi đó bắt đầu mường tượng ra cái gọi là hiệu ứng domino gây phá sản hàng loạt trong các chính quyền địa phương của Mỹ. Và quả thực, sau đó không lâu, giới truyền thông Mỹ loan tin về việc hạt Jefferson thuộc bang Alabama ngày 8/11 đệ đơn phá sản. Đơn phá sản được đưa ra sau tuyên bố địa phương này không trả được khoản nợ 4 tỷ USD. Khoản nợ này xuất phát từ việc đầu tư hệ thống cấp thoát nước. Nạn nhân tiếp theo trong làn sóng này là thành phố Boise thuộc bang Idaho.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, làn sóng này sẽ không dừng lại tại đây. Theo dự đoán của bà Meredith Whitney, nhà phân tích tài chính hàng đầu của Mỹ, trong năm 2012, hơn 100 thành phố của Mỹ có khả năng phá sản.

Nguyên nhân được bà Meredith Whitney đưa ra là do tăng trưởng kinh tế èo uột, xu hướng thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng, thị trường ảm đạm, t́nh trạng tín dụng ngày càng thắt chặt, thất nghiệp, nợ công, doanh thu từ thuế và bất động sản suy giảm trầm trọng…

Theo Đất Việt
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1Fa_45955.jpg
Views:	10
Size:	35.0 KB
ID:	341481
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07405 seconds with 12 queries