Hồi đầu thế kỷ, nhân dịp 25 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hollywood sản xuất nhiều cuốn phim về đề tài này. Ngoài phim về chiến tranh, c̣n có phim về nước Việt Nam, và một số phim về người Việt Nam tại Mỹ.
Một diễn viên Việt Nam xuất hiện trong cả hai phim đó, là Đơn Dương. Trong We Were Soldiers, đơn vị 365 quân Mỹ bị một sư đoàn Bắc Việt bao vây và cả hai bên đều chiến đấu dũng cảm.
Cuốn phim chuyển qua chuyển lại giữa cái nh́n của bên Mỹ và cái nh́n của bên Bắc Việt Nam. Mel Gibson đóng vai trung tá chỉ huy phía Mỹ. Đơn Dương đóng vai Trung tá (sau này là tướng) Nguyễn Hữu An, người chỉ huy bên quân đội Bắc Việt.
Trong Green Dragon, Đơn Dương đóng vai một ông bố đưa gia đ́nh đi di tản sau 30 tháng 4. Họ tới được trại tỵ nạn trong Camp Pendleton.
Patrick Swayze đóng vai viên sĩ quan phụ trách người tỵ nạn, c̣n Forest Whitaker đóng vai một anh lính đầu bếp, anh dùng tranh vẽ của ḿnh để làm quen với một em bé tỵ nạn và qua em bé học thêm về văn hóa Việt Nam.
Trong phim, có một đoạn Đơn Dương cầm ghi ta hát bài “Sài G̣n niềm nhớ không tên” của nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn: “Sài G̣n ơi, ta nhớ người như người đă mất tên, như ḍng sông nước quẩn quanh buồn.”
![](http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/12/09/111209101617_green_dragon_464x261_greendragon_nocredit.jpg)
Hollywood lên tiếng ủng hộ vì nghe tin Đơn Dương gặp khó khăn tại Việt Nam
‘Kẻ phản động’
Niềm vui với hai cuốn phim Hollywood chưa trọn, khi Đơn Dương về tới Việt Nam th́ bị hạch sách quấy nhiễu.
Báo chí thời đó chạy nhiều bài viết tố cáo Đơn Dương bằng những lời lẽ rất nặng – loại lời lẽ mà có thể khiến Đơn Dương bị tù, bị kết án tử h́nh – những chữ như “phản động,” “phản bội,” “bán nước.” Cả các con Đơn Dương cũng bị đấu tố, và quán ăn Đơn Dương mở chung với gia đ́nh bị đập phá.
Phim “Mê thảo thời vang bóng,” chỉ v́ có Đơn Dương đóng trong đó, cũng gặp khó khăn khi muốn được chiếu ở các đại hội điện ảnh, liên hoan phim ở ngoại quốc.
Những điều này khiến Hollywood để ư. Giới đạo diễn, diễn viên, các nhà báo chuyên đề Hollywood, xưa nay vốn ít quan tâm đến chính trị ở nơi xa xôi, hoặc có cảm t́nh với nước Việt Nam sau chiến tranh, bỗng nh́n thấy một sự thật khác ở đất nước đó.
Một thỉnh nguyện thư, mang những chữ kư nổi tiếng của giới điện ảnh Mỹ, được chuyền tay nhau kêu gọi Việt Nam ngưng áp bức gia đ́nh Đơn Dương.
Đồng thời, họ liên lạc với các chính trị gia Mỹ, yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp.
Trong số tài liệu Wikileaks lộ ra, tên tuổi Đơn Dương (họ Bùi) xuất hiện nhiều lần. Một trong những lần sớm nhất là công điện đề ngày 1 tháng 10, 2002, mang tựa đề “Cuộc họp với Trợ lư Bộ trưởng Hùng.”
Mục đích của cuộc họp giữa ông Nguyễn Đức Hùng (sau này là đại sứ ở Singapore và ở Canada) là chuẩn bị cho hội nghị APEC, nơi Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ gặp Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, ông Hùng đă phải nghe Đại sứ Ray Burghardt nêu vấn đề Đơn Dương.
Ông Burghardt nói “báo chí quốc tế cũng như rất nhiều thư từ các nhân vật điện ảnh Hollywood” cho rằng Đơn Dương bị tịch thu hộ chiếu và bị dọa sẽ c̣n bị phạt nặng hơn nữa. Rồi ông yêu cầu ông Hùng hỏi bên văn hóa sự thật là thế nào.
Cũng khoảng cùng lúc đó, bên Mỹ chuẩn bị sắp xếp để Đơn Dương có thể đi định cư được nếu muốn. Một công điện 2 ngày sau, đề ngày 3 tháng 10, là công điện của ṭa đại sứ tại Hà Nội xin Bộ Ngoại giao phê chuẩn hồ sơ tỵ nạn cho diễn viên Bùi Đơn Dương, vợ, và hai con.
Công điện này cho biết trước đây bà Suzie Bùi, chị của Đơn Dương và là mẹ của hai đạo diễn Timothy Linh Bùi (Green Dragon) và Tony Bùi (Ba Mùa), đă có làm giấy bảo lănh rồi nhưng sau này không tiếp tục nữa nên hồ sơ đă đóng.
“Ông bị quấy nhiễu mỗi tối với điện thoại của an ninh gọi tới, bị theo dơi mỗi khi ra khỏi nhà, và cho biết bạn bè và hàng xóm lo sợ tránh né”
Công điện của Mỹ
Mô tả t́nh h́nh của Đơn Dương, ṭa đại sứ viết:
“Bùi bị đối diện với cả một phong trào lớn tiếng chống lại cá nhân ông, hầu hết v́ vai đóng trong phim ‘We Were Soldiers’ của Mỹ nhưng cũng v́ các vai trước đây trong hai phim quốc tế ‘Three Seasons’ và ‘Green Dragon.’
Ông bị tố cáo không chính thức vào tội ‘phản bội tổ quốc,’ một lời tố cáo đáng quan ngại tại Việt Nam, nơi mà hiến pháp bắt buộc mọi công dân ‘bảo vệ sự thống nhất đất nước.’”
Bản công điện viết tiếp:
“Hộ chiếu của Bùi đă bị tịch thu, ông dường như đă bị cấm ra nước ngoài đóng phim vào tháng 11, và có những nỗ lục để cấm ông diễn – nghề kiếm sống duy nhất của ông – trong ít nhất 5 năm nữa.”
Không chỉ dùng pháp luật áp chế, Đơn Dương c̣n bị sách nhiễu như trong một cuộc đấu tố:
“Ông bị quấy nhiễu mỗi tối với điện thoại của an ninh gọi tới, bị theo dơi mỗi khi ra khỏi nhà, và cho biết bạn bè và hàng xóm lo sợ tránh né. Ông bị công an thẩm vấn hôm 2 tháng 10 và tỏ vẻ lo sợ là sắp bị bắt giam, mặc dù lư do để bắt th́ không ai nói rơ cho ông trừ những điều đă nói ở trên. Ông đă bị gọi là ‘kẻ phản bội’ trong báo chí của nhà nước và của đảng Cộng sản.”
Được xuất ngoại
![](http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/12/09/111209101829_don_duong_304x171_donduong_nocredit.jpg)
Đơn Dương trong vai trung tá Nguyễn Hữu An của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nửa năm sau, Đơn Dương được xuất ngoại với vợ con. Cùng đi với gia đ́nh ra Tân Sơn Nhất là nhân viên ṭa tổng lănh sự, và họ về kể lại trong công điện ngày 10 tháng 4, 2003, với tựa đề nặng nề: “Sách nhiễu tới phút chót.”
Đó là sau khi Đơn Dương đă bị sách nhiễu, các con ông cũng bị làm khó dễ trong trường, và côn đồ tới phá nhà hàng của gia đ́nh ông, bản công điện viết. Ông bị gọi lên công an phường, ông khất, rồi cuối cùng ra đi mà không lên gặp công an.
Khác với nhiều lần trước, lần này hải quan không cho nhân viên ṭa tổng lănh sự vào trong để tiễn người. Khi được hỏi tại sao th́ mỗi người trả lời mỗi khác. Có người bảo nhân viên lănh sự “chỉ được tiễn công dân nước họ.”
Có người bảo “khu vực hải quan không cho phép nhân viên lănh sự vào” – trong khi thật ra th́ “mới thứ Sáu tuần trước th́ không có luật đó.” Rồi khu vực công an cửa khẩu cũng được cho là không cho phép vào, và “một lần nữa, mới thứ Sáu tuần trước th́ không như thế.”
Một người quay phim, tự xưng là của Truyền h́nh Việt Nam, theo quay phim gia đ́nh Đơn Dương rời nước, đi qua luôn chặng kiểm soát.
Đến chỗ khai hải quan, nhân viên ṭa tổng lănh sự bị chặn lại. Lư do này nọ được đưa ra. Nhân viên tổng lănh sự quán bảo, mới thứ Sáu tuần trước chúng tôi không bị chặn, th́ hải quan chỉ nhún vai lắc đầu bảo, luật trên thay đổi rồi.
Hai người cấp trên tới, nhưng thay v́ giải quyết cho lănh sự vào trong, một trong hai người bắt đầu khám xét hành lư gia đ́nh Đơn Dương “một cách chậm chạp và ôi trời ơi kỹ càng làm sao,” công điện viết. Một nhân viên lănh sự Úc cũng tới và cũng không được cho vào trong.
Tuy không được vào, nhưng nhân viên lănh sự cũng đứng nh́n và thấy gia đ́nh bị đưa vào một pḥng nhỏ, nơi có ít nhất 8 viên hải quan bu vào lục soát hành lư gồm 6 va li và 3 thùng. Họ lục từng món hàng. “Họ chụp nhiều tấm ảnh của đồ đạc, quần lót bị giơ lên soi ánh đèn.”
Sau một giờ lục soát, hải quan cho phép gia đ́nh gói đồ lại, lại chạy qua X-ray, rồi đẩy đi. Đơn Dương được đưa qua một quày khác, rồi bị bắt phải kư một xấp giấy tờ – “phải hứa hẹn cái ǵ th́ chúng tôi không biết,” công điện viết.
Hăng EVA đă phải giữ máy bay lại trong 15 phút để chờ gia đ́nh Đơn Dương.
“Qua cửa kính, nhân viên lănh sự quan sát thấy gia đ́nh đi qua được hành lang xuất phát, đi thẳng tới cầu qua máy bay. Người ‘quay phim’ tiếp tục quay cho tới phút chót, trong khi một đám đông nhân viên an ninh đứng đầy pḥng đợi của người đi.”
Chuyến bay cất cánh lúc 3:15, với gia đ́nh Đơn Dương trên đó, bay qua California với bà Suzie Bùi, chị ông.
Ông đă, như công điện viết, bị chính quyền “xua đuổi ra khỏi quê hương ḿnh.”
Bài gửi cho BBC cũng đã được đăng trên trang web báo Người Việt và trong cuốn ‘Bí Mật Việt Nam Qua Hồ Sơ Wikileaks’ do báo xuất bản tháng 11/2011. Ban Biên tập giữ nguyên cách hành văn của tác giả Vũ Quý Hạo Nhiên.
Vũ Quý Hạo Nhiên
Gửi tới BBC từ California