Họ là những CEO của những tập đoàn nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến thế giới như Apple, Google, Yahoo, đă "giải nghệ" có thể v́ nhiều lư do như sức khỏe hay bị sa thải do làm việc không hiệu quả.
Steve Jobs (Apple)
Ngày 24/8, vị thuyền trưởng huyền thoại của Apple, Steve Jobs, đă quyết định rời khỏi vị trí tổng giám đốc điều hành của Apple. Trên thực tế, ông đă nghỉ điều hành kể từ đầu năm để phẫu thuật ung thư tuyến tụy. Tin Steve Jobs từ chức làm xôn xao giới công nghệ và ngay lập tức Apple đă chỉ định Tim Cook là người sẽ kế nhiệm Steve Jobs để chèo lái con thuyền Apple khổng lồ.
Thông tin Steve Jobs từ chức liên tục xuất hiện trên trang nhất của các trang tin nổi tiếng thế giới. Những người yêu công nghệ cảm thấy tiếc nuối nhưng cũng ngầm hiểu ra rằng Jobs từ chức v́ lư do sức khỏe, bởi cơ thể ông gầy g̣ hơn mỗi lần xuất hiện.
Chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 5/10, cả thế giới ngậm ngùi tiếc thương ông – một con người đă góp phần thay đổi thế giới bằng những sản phẩm công nghệ được nhiều người ưa chuộng như máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad…
Jon Corzine (MF Global)
Ông Jon Corzine là cựu CEO của hăng môi giới tài chính lớn ở Mỹ, MF Global. Ngày 4/11 vừa rồi, ông đă phải đệ đơn từ chức v́ MF Global phá sản.
Ông Corzine được chọn vào vị trí đứng đầu MF Global vào hồi tháng 3 năm ngoái khi công ty này đă có những dấu hiệu phá sản tiềm ẩn, và bị FBI điều tra do các cáo buộc sử dụng tài chính của khách hàng bất hợp pháp để đầu tư các khoản tài chính riêng của hăng. Đó là thời điểm MF Global đă rơi vào khó khăn và vị trí thuyền trưởng là vị trí rất “khó chơi”, nhưng ông Corzine đă không ngần ngại đảm nhận. Nhiều nhà phân tích cho rằng đó là quyết định liều lĩnh dẫn đến ngày danh tiếng của ông bị giảm sút do MF Global bị phá sản. Ông Corzine trước kia đă là CEO của Goldman Sachs và từng làm thống đốc bang New Jersey.
Michael Woodford (Olympus)
Ông Michael Woodford năm nay 51 tuổi là cựu CEO công ty Olympus, một công ty chuyên sản xuất máy chụp ảnh, thiết bị nội soi trong y tế nổi tiếng của Nhật Bản. Mới đây, ngày 13/10 ông đă bị buộc từ chức sau 12 ngày đảm nhiệm ghế CEO của Olympus.
Người Nhật rất hiếm khi đề bạt người nước ngoài vào những vị trí đặc biệt trong công ty, đặc biệt là ở vị trí CEO của một công ty lớn như Olympus. Thế nhưng ông Woodford đă được đề bạt giữ chức CEO của Olympus v́ có tới 30 năm gắn bó với Olympus và cũng là nắm khá vững công ty. Nhiều câu hỏi đặt ra là v́ sao vị CEO này mới được đề bạt chưa đầy 2 tuần đă vội vàng bị sa thải? Đó là v́ ông muốn làm minh bạch Olympus, làm sáng tỏ những vấn đề tài chính thiếu minh bạch từ trước tới nay. Giới phân tích cho rằng, ư định của ông Woodford là rất tốt cho Olympus, tuy nhiên, chưa đúng thời điểm nên đă phản tác dụng dẫn đến việc ông bị sa thải một cách chóng vánh.
Eric Schmidt (Google)
Cựu CEO của Google này sinh ngày 27/4/1966 và là CEO của trang t́m kiếm nổi tiếng thế giới Google từ năm 2001 đến tháng 4/2011. Ngày 4/4 vừa rồi, Eric Schmidt chính thức từ chức CEO của Google, nhường ngôi vương cho Larry Page, người đồng sáng lập ra Google. Ông Schmidt hiện giữ chức Chủ tịch điều hành phụ trách các vấn đề về khách hàng, đối tác…. Sergey Brin, người đồng sáng lập ra Google là giám đốc chiến lược.
Từ khi nắm giữ cương vị thuyền trưởng của Google, trong 10 năm qua, Eric Schmidt đă góp nhiều công sức cho sự phát triển rực rỡ của Google mà tiêu biểu là đă qua mặt được Yahoo. Sau khi từ chức, cựu vương của Google đă được công ty tặng thưởng 100 triệu USD như một lời tri ân của Google tới những đóng góp to lớn của ông. Động thái từ chức của ông Schmidt cho thấy Google đang thực hiện chiến lược mới nhằm phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực mạng xă hội để cạnh tranh với Facebook và Twitter.
Léo Apotheker (HP)
Ông Léo Apotheker là cựu CEO của hăng công nghệ Hewlett-Packard (HP) – một công ty công nghệ chuyên sản xuất máy tính, phần mềm… Ông đảm nhiệm cương vị CEO của HP từ tháng 10/2010 đến 22/9/2011. Vậy là sau 11 tháng đảm nhiệm chiếc ghế quyền lực nhất tại HP, ông Léo Apotheker bị sa thải v́ t́nh h́nh kinh doanh tồi tệ của HP dẫn đến giá cổ phiếu của công ty này giảm mạnh.
Bà Meg Whitman ngay sau đó được bổ nhiệm vào ghế nóng CEO của HP, bà từng làm CEO tại eBay. Bà Whitman được hi vọng sẽ giúp HP khắc phục khó khăn và cạnh tranh với các đối thủ như IBM và Oracle.
Carol Bartz (Yahoo)
Bà Carol Bartz đảm nhiệm chức vụ CEO của Yahoo từ tháng 1/2009 đến 6/9/2011. Sau 30 tháng đảm nhiệm ngôi vị thuyền trưởng của Yahoo, bà đă không làm được điều như mong đợi, đẩy Yahoo phải tiếp tục đối mặt với những thách thức mới. Bà bị sa thải vào ngày 6/9 vừa qua.
Một trong những thất bại lớn của Yahoo trong thời kỳ của bà Carol Bartz đó là để “đàn em” Google vượt mặt. Tuy nhiên, bà Bartz đă đổ lỗi cho thời thế, vào những khó khăn mà những người tiền nhiệm để lại cho Yahoo. Bà so sánh ḿnh với Steve Jobs khi trở về làm CEO cho Apple. Nhưng có điều khác biệt, Steve Jobs đă thành công c̣n bà th́ thất bại.
Sam Palmisano (IBM)
Ngày 25/10 vừa qua, tập đoàn công nghệ khổng lồ trên thế giới IBM đă bổ nhiệm bà Virginia Rometty vào chức CEO của IBM thay ông Sam Palmisano. Ông Palmisano đă đảm nhiệm cương vị thuyền trưởng IBM được gần 10 năm và đă có những đóng góp lớn cho sự phát triển của tập đoàn công nghệ này. Trước đây bà Virginia Rometty là Phó chủ tịch cấp cao và giám đốc điều hành nhóm tiếp thị, bán hàng và chiến lược. Như vậy đây là lần đầu tiên IBM có nữ tướng điều hành công ty.
Ông Palmisano sinh năm 1951 tại Maryland (Mỹ). Trong gần 10 thập kỷ điều hành IBM, ông đă đưa IBM đứng thứ 12 trong những công ty được ngưỡng mộ nhất năm 2011, theo b́nh chọn của tạp chí
Forbes.
Rob Gillette (First Solar)
Rob Gillette là cựu CEO của First Solar, một trong những tập đoàn chuyên sản xuất các tấm panel biến năng lượng mặt trời thành điện năng lớn nhất thế giới của Mỹ. Cuối tháng 10 vừa rồi, ông Rob Gillette bị mất ghế CEO, nhường lại ghế cho ông Mike Ahern (54 tuổi), người sáng lập ra tập đoàn First Solar. Giới phân tích cho rằng, ông đă vạch định chính sách không hợp lư. Hiện chưa rơ là ông Gillette bị buộc phải từ chức hay tự nguyện từ chức.
First Solar đă lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP.HCM nhưng sau đó bị hoăn.
đỗ quyên
Theo Bưu Điện Việt Nam