R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Ông chủ nhà băng nói ǵ về hợp nhất?
Sự kiện ba ngân hàng sáp nhập vào BIDV (gồm Đệ Nhất (Ficombank), Sài G̣n (SCB) và Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) được dư luận đặc biệt quan tâm, v́ đây là động thái cụ thể đầu tiên trong kiên quyết tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Ông Trần Minh Tuấn, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Ba ngân hàng này đă tự nguyện hợp nhất với nhau để trở thành một ngân hàng có quy mô lớn hơn cả về năng lực tài chính và quản trị, kinh doanh, phát huy thế mạnh của 3 ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất. Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó”.
Bà Nguyễn Thị Thu Sương, chủ tịch HĐQT Ficombank chia sẻ: “Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng sau hợp nhất là gần 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản trên 150.000 tỷ đồng và trên 200 đơn vị, chi nhánh, pḥng giao dịch".
Theo bà Sương, đây là giai đoạn mở ra chiến lược phát triển củng cố toàn diện của ba ngân hàng chúng tôi hiện nay và ngân hàng sau hợp nhất.
Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT BIDV, đơn vị hợp tác chiến lược với ba ngân hàng trên, cam kết: “Chúng tôi đảm bảo với sự kư kết hợp tác chiến lược hôm nay, cả ba ngân hàng và ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ có thừa năng lực về thanh khoản. BIDV cũng sẽ hợp tác với ngân hàng sau hợp nhất cả về nguồn vốn, lực lượng cán bộ và tham gia hỗ trợ hoạt động quản trị, kinh doanh để ngân hàng sau hợp nhất trở thành một ngân hàng vững mạnh”.
BIDV chưa đặt vấn đề tham gia vào ba ngân hàng dưới dạng sở hữu hay góp cổ phần. Và tính đến nay, BIDV đă hỗ trợ khoảng 2.400 tỷ đồng trên tổng số tài sản đảm bảo nợ 30.000 tỷ đồng cho ba ngân hàng này.
Sau hợp nhất, mạng lưới của ba ngân hàng trên tất cả các chứng từ sẽ được chuyển thành một tên gọi mới. Tất cả các nghĩa vụ nợ và có của ba ngân hàng này sẽ đưa về một ngân hàng. Và tên gọi của “ngân hàng hợp nhất” sẽ được khai sinh trước ngày 25/12/2011.
Như vậy, sau hợp nhất quy mô của ngân hàng mới khá lớn, với 10.592 tỷ đồng vốn điều lệ (lớn hơn vốn điều lệ của 6 ngân hàng cổ phần đang niêm yết), tổng tài sản sau hợp nhất sẽ vượt hơn 154.000 tỷ đồng.
Về quản trị, điều hành, kiểm soát, các bên nhất trí rằng sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của “ngân hàng hợp nhất”, theo thẩm quyền của ḿnh được xác định trong điều lệ của ngân hàng mới này sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Chủ nợ đau đầu
Theo các chuyên gia, việc hợp nhất, sáp nhập ba ngân hàng phía Nam này vào BIDV là một quyết định cứng rắn và hợp lư.
Tuy nhiên, điều khiến một số chủ nhà băng là các khoản nợ của ba ngân hàng này đối với họ sẽ xử lư ra sao?
Lănh đạo một ngân hàng (xin giấu tên), cho biết: Ba ngân hàng này đang nợ ngân hàng ông khoảng 864 tỷ đồng. Trong đó, SCB nợ 394 tỷ đồng, Ficombank nợ 70 tỷ đồng, TinNghiaBank nợ gần 400 tỷ đồng.
Lănh đạo một ngân hàng khác tiết lộ, từng cho một trong ba ngân hàng này vay trên thị trường 2 một khoản tương đối lớn, nhưng đến nay vẫn chưa đ̣i được.
"Vấn đề ở đây không phải chuyện trả hay không mà chính là vay mượn trên thị trường 2 có đặc điểm riêng biệt là giải quyết nhanh, trong khi quá tŕnh sáp nhập và xử lư nợ nần thường kéo dài v́ phải có kiểm toán đánh giá mọi khoản nợ, định giá tài sản với vô số hóa đơn chừng từ dồn tích cả chục năm" - một chuyên gia kinh tế nhận định.
Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước không ưu tiên giải quyết nhanh và dứt điểm những khoản nợ mang tính đặc thù như nợ vay trên thị trường 2 mà lại đợi đến khi kiểm toán xong th́ sẽ ảnh hưởng thanh khoản tới những ngân hàng khác.
Đức Kế
|