R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Việt Nam: Top 10 thế giới nhưng…
Với gần 9 tỷ USD, năm 2011, Việt Nam thuộc Top 10 trong số các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức, nhưng câu hỏi lớn vẫn là hiệu quả sử dụng nguồn lực lớn đó ra sao?
Lượng kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất (tương đương với lượng ngoại tệ thực vào từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, cao gấp 2,5 lần nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA giải ngân, cao gần gấp 2 lần lượng ngoại tệ từ nguồn chi của khách quốc tế đến Việt Nam, gấp hàng chục lần nguồn đầu tư gián tiếp FII,…). Đây là nguồn trong nước được hưởng hoàn toàn (ngoại tệ ròng).
Đó là chưa kể lượng kiều hối chuyển về không thông qua hệ thống tín dụng chính thức mà theo NHNN có thể tương đương ít nhất là 30% con số thống kê được. Đây là “tài khoản vàng” cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
WB cho hay có sự gia tăng đáng kể của lượng tiền do người Việt ở nước ngoài gửi về nước trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ mức chỉ với 1,34 tỷ USD vào năm 2000, con số này đã tăng lên thành 8,26 tỷ vào năm 2010 và có thể sẽ lên đến mức kỷ lục trong năm nay.
Kiều hối có thể trở thành nguồn bù đắp thâm hụt, cải thiện cán cân thanh toán nếu có chính sách vận động nguồn tiền này đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hợp lý.
Lượng kiều hối liên tục tăng trong những năm gần đây được xem là nguồn bổ sung quan trọng cho cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII) sụt giảm do khó khăn kinh tế thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút vốn FDI, tính đến 20/10 mới đạt gần 11,3 tỷ USD, tương đương hơn 78% cùng kỳ 2010.
Việc kiều hối tiếp tục tăng, cùng với đảm bảo tiến độ giải ngân ODA và giảm thâm hụt thương mại cũng góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối trong năm 2011. Theo số liệu được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố hồi giữa tháng 10, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng khoảng 4 - 5 tỷ USD trong năm nay.
Việc kiều hối tiếp tục tăng cũng là kết quả từ quá trình đổi mới mở cửa hội nhập của Việt Nam đạt được những thành tựu: tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,9% đang trên đường tiến tới phục hồi. Với GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình - bước chuyển vị thế giữa hai thập kỷ...
Việc kiều hối tiếp tục tăng cũng là kết quả của sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối (không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, thông thoáng trong việc về thăm quê hương, mua nhà ở, đầu tư trong nước…); sự thuận lợi, nhanh chóng, an toàn cho người nhận tiền của các ngân hàng thương mại và các đơn vị làm dịch vụ chuyển kiều hối, kể cả việc đưa tiền đến tận nhà người nhận.
Việt Nam hiện đang có hơn 400.000 người đi lao động ở nước ngoài và khoảng 4 triệu Việt kiều cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm họ gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ.
Cũng phải kể đến nguyên nhân từ lãi suất và tỷ giá. Lãi suất ở các nước hiện rất thấp, trong khi lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam khá cao (trên 2%/năm); giá USD trên thế giới giảm nhưng vẫn tăng khá ở Việt Nam (tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9,68%, nếu tính bình quân năm cũng tăng 7,63%). Cánh kéo tỷ giá ở Việt Nam so với các nước khá cao (1 USD ở Việt Nam có sức mua bằng khoảng 3 USD ở Mỹ) cũng có sức hút kiều báo và người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn kiều hối cả về vi mô và vĩ mô đều chưa thật hiệu quả. Bởi ngoài việc trang trải cuộc sống, người nhận kiều hối chưa đưa lượng tiền này đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.
Các ngân hàng vẫn chưa có biện pháp thật hữu hiệu để thu hút nguồn ngoại tệ này. Bên cạnh đó, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức còn lớn, nên chưa hấp dẫn người nhận kiều hối gửi vào ngân hàng.
Ở góc độ khác, một cuộc điều tra tiến hành với hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam cho thấy kiều hối về Việt Nam đã làm tăng phần chi tiêu của các gia đình cho đất đai và nhà ở. Các chuyên gia ước tính khoảng 48% kiều hối chuyển về nước trong năm năm qua có liên quan đến bất động sản; một lượng nhỏ được đầu tư cho dịch vụ, du lịch. Các tác động của kiều hối đối với xóa đói giảm nghèo là không đáng kể, vì kiều hối chủ yếu gửi cho các hộ gia đình khá giả và không dành cho chi tiêu.
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết ông biết nhiều trường hợp kiều hối được chuyển về để mua bất động sản; một số sử dụng kênh này để chuyển tiền thanh toán thương mại bởi rút ngắn được nhiều thời gian so với thanh toán qua ngân hàng.
Theo Ngân hàng Đông Á, trong sáu tháng đầu năm này, lượng kiều hối qua ngân hàng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ và tỷ lệ người nhận kiều hối xong gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 10-15%.
Nhưng đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do. Nguồn ngoại tệ này gây thêm áp lực cho tỷ giá. Các công ty kiều hối Sacombank, Đông Á, các ngân hàng thương mại có thị phần chuyển kiều hối lớn như ACB, Agribank, Vietinbank đều cho biết lượng ngoại tệ từ kiều hối được gửi hoặc bán lại cho ngân hàng trung bình chỉ 10-15%. Nếu chỉ 50% lượng kiều hối đó quay trở lại ngân hàng thì cơ bản cũng sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng ngoại tệ.
Quang Anh
Tamnhin
|