Giới lănh đạo Trung Quốc đang thực hiện một “chiến lược kép”, vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa xoa dịu tâm lư chống Chính phủ của các nhóm dân tộc thiểu số thông qua kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài.
Bắc Kinh đang mở ra cơ hội mời các nước Arab tham gia chiến lược này nhằm phát triển khu vực miền Tây c̣n nghèo nàn, lạc hậu trong các chương tŕnh liên quan tới dầu lửa, điện, năng lượng gió và nông nghiệp.
Những cuộc xung đột gần đây mà Trung Quốc phải đối phó ở các cấp độ khác nhau cho thấy, nếu muốn phát triển và giữ được các nguồn dầu dự trữ của ḿnh, Trung Quốc phải sẵn sàng đương đầu với các cuộc xung đột này.
Bắc Kinh vừa phải giải quyết vấn nạn các phần tử cực đoan nổi dậy ở Tân Cương (nhiều dầu lửa), vừa phải va chạm với nhiều nước láng giềng liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Đông như Nhật Bản, Indonesia và Philippines. Ấn Độ cũng “nhập cuộc” khi kư hợp đồng khai thác dầu ở các đảo có tranh chấp.
Thực tế, tranh căi Mỹ - Trung liên quan tới các vấn đề Đài Loan (lănh thổ, các hợp đồng bán vũ khí) cũng ảnh hưởng tới an ninh năng lượng của Trung Quốc, bởi nếu chiến tranh xảy ra sẽ ảnh hưởng tới các đường ống dẫn dầu từ các nguồn cung Trung Đông tới Trung Quốc.
Trung Quốc thực hiện “chiến lược kép”, vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa xoa dịu tâm lư chống Chính phủ của các nhóm dân tộc thiểu số.
Ảnh: Neftegaz.
Bên cạnh đó, cách mạng Mùa xuân Arab cũng ảnh hưởng tới các nguồn cung dầu lửa của Trung Quốc. Bắc Kinh đang đầu tư rất nhiều vào xây dựng các đường ống dẫn (tới Myanmar và Kazakhstan), các kho chứa, mua dầu tư nước ngoài như Venezuela, Trung Á, châu Phi và phát triển các mỏ dầu trong nước. Trong nửa đầu năm 2011, sự phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tăng 1%, lên 54,8%.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Trung Quốc đang t́m mọi biện pháp để đối phó với t́nh trạng bấp bênh từ các nguồn cung nước ngoài, cũng như những vấn đề phức tạp liên quan tới an ninh năng lượng.
Mời gọi các nhà đầu tư
Trung Quốc đang mời Chính phủ và doanh nhân Arab đầu tư vào khu vực “tam giác năng lượng vàng” với diện tích khoảng 133.800 km2. Kế hoạch này liên quan tới việc xây dựng cơ sở sản xuất và cung cấp năng lượng toàn diện đi qua bốn tỉnh: Ninh Hạ, Sơn Tây, Cam Túc và Nội Mông. Động thái đó phản ánh những quan ngại của Bắc Kinh về vấn đề an ninh năng lượng trong nước. Đây là khu vực có nhiều người Hồi giáo và người Mông Cổ sinh sống.
Bắc Kinh đang chủ động thu hút đầu tư từ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), không chỉ để phát triển khu vực c̣n nghèo nàn, lạc hậu, mà c̣n muốn tạo ra mối ràng buộc giữa những người Hồi giáo Trung Quốc và những người này ở các quốc gia Arab giàu có.
Chia cắt Tân Cương
Ngoài vấn đề thu hút đầu tư, Trung Quốc cũng có mục tiêu quan trọng khác là tách những người Hồi giáo ở bốn tỉnh nói trên khỏi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. Theo nhiều quan chức Trung Quốc, những người lănh đạo của phong trào Duy Ngô Nhĩ ly khai được huấn luyện và trang bị vũ khí từ các cơ sở khủng bố ở Pakistan.
Đây có thể là lư do hợp lư nhất tại sao Tân Cương - một trong những khu vực sản xuất nhiều dầu lửa và khí ga nhất Trung Quốc - bị loại khỏi “tam giác vàng”. Trong báo cáo đánh giá tài nguyên thiên nhiên thứ 3 của Chính phủ Trung Quốc, được
Nhân dân Nhật báo trích dẫn nói rằng, tổng trữ lượng dầu và khí gas của Tân Cương vượt quá con số 30 tỷ tấn. Khu vực này sản xuất khoảng 75.000 tấn dầu thô một ngày, chiếm 14,4% lượng dầu thô do Trung Quốc sản xuất một ngày. Một đánh giá độc lập cho biết, chỉ riêng khu vực ḷng chảo Tarin đă có trữ lượng hơn một tỷ tấn dầu thô và 59 tỷ m3 khí ga.
Dù có trữ lượng dầu và khí ga lớn, nhưng Tân cương giáp các khu vực Taliban của Afghanistan và Pakistan, có t́nh h́nh chính trị không ổn định nên khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền Bắc Kinh cũng không muốn các nhà lănh đạo ly khai Duy Ngô Nhĩ phát triển các mối liên hệ mới với những người Hồi giáo ở thế giới Arab. Bắc Kinh muốn kiểm soát khu vực này một cách tách biệt, không gắn với chiến lược phát triển toàn diện khu vực miền Tây.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Bắc Kinh không muốn phát triển các nguồn tài nguyên dồi dào ở Tân Cương, khu vực có chung biên giới với Nga và 8 nước Trung Á khác. Kazakhstan và Kyrgyzstan có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu từ khu vực Trung Đông, bởi hai nước này có lượng dự trữ dầu mỏ rất lớn.
Đây là lư do tại sao Bắc Kinh đang xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ và đường ống dẫn nối Tân Cương tới Trung Á, Nga cũng như các tuyến đường nối các khu trung tâm tiêu thụ năng lượng với Tân Cương. Một tuyến đường dài 900 km nối thị trấn Skovorodino, thuộc tỉnh Amur, Nga và thành phố Đại Khánh, Trung Quốc đi vào hoạt động hồi tháng 1 năm nay. Nga sẽ bơm 15 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc mỗi năm qua đường ống dẫn này trong giai đoạn 2011-2030, theo thỏa thuận về đường ống giữa hai nước.
Tóm lại, Trung Quốc vừa phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh năng lượng vừa phải t́m cách xoa dịu những người có xu hướng chống Chính phủ ở các khu vực dân tộc thiểu số, góp phần phát triển khu vực miền Tây c̣n nghèo nàn, lạc hậu. Bắc Kinh đang áp dụng một loạt giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép” của ḿnh, trong đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nước Arab là ưu tiên hàng đầu.
Thế Phương - ĐấtViệt