Cuộc cách mạng đang lan rộng khắp thế giới Arab có thể bắt nguồn từ những tuyên bố hùng hồn của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, song thành công của cuộc đấu tranh này lại không ghi danh ông?
Ngày 6/11/2003, 7 tháng sau khi phát động cuộc chiến Iraq, cựu Tổng thống George W. Bush có một bài phát biểu nảy lửa về chính sách mà ông cho là có thể mang lại dân chủ trên khắp Trung Đông.
Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh: “Phải chăng khái niệm tự do quá xa vời với người dân tại khu vực Trung Đông? Phải chăng họ không bao giờ được biết đến nền dân chủ và cũng không có cơ hội thay đổi vận mệnh của ḿnh? Tôi không nghĩ là như vậy. Tôi tin rằng mỗi người sinh ra đều có quyền tự do”.
Ông Bush từng có bài phát biểu rất hùng hồn về việc ủng hộ nền dân chủ tại Trung Đông.
Ảnh: totallycoolpix.com.
Ông Bush cũng không quên bào chữa cho các nhà tiền nhiệm cũng như lănh đạo đồng minh của ḿnh về việc “thờ ơ trước sự thiếu thốn tự do tại Trung Đông suốt 60 năm qua”.
“Mỹ giờ triển khai chính sách mới, chiến lược toàn diện cho nền dân chủ tại Trung Đông. Chính sách này cũng cần những lư tưởng và ḷng nhiệt thành như những lănh đạo trước của chúng ta từng thể hiện”, cựu Tổng thống Bush khẳng định.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy ba năm sau khi ông Bush măn nhiệm, cái tên George W. Bush hoàn toàn bị “xóa sổ” khỏi cuộc cách mạng giành lấy tự do lan rộng từ Cairo đến Tripoli. Người ta hoàn toàn không nhớ đến ông với vai tṛ là người khởi xướng ra làn sóng này.
Theo Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, sẽ là quá thiếu sót nếu không đề cập đến vai tṛ của cựu Tổng thống Bush trong cuộc cách mạng này.
“Ông Bush xứng đáng được ghi danh v́ thắp lên hy vọng cho người dân Trung Đông để ngày nay họ biến khát khao của ḿnh thành sự thật”, ông Lindsey Graham nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm trên, Daniele Pletka, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Washington cho rằng, sự sụp đổ của chế độ Iraq và Afghanistan cũ và thay vào đó là những Chính phủ mới dân chủ hơn là thắng lợi mang ư nghĩa lịch sử của cựu Tổng thống Bush.
“Chúng ta không nên coi thường nỗ lực giải phóng 50 triệu người dân Hồi giáo từng phải sống dưới sự áp bức của chế độ Iraq và Afghanistan cũ. Không chỉ vậy, chính ông ấy xă hội hóa thế giới này bằng cách đưa ra một nhận định rằng, dù thế nào th́ thế giới Arab cũng được hưởng nền dân chủ”, bà Daniele Pletka khẳng định.
Tuy nhiên, chuyên gia Pletka thừa nhận, đôi khi những hành động của ông Bush cũng mâu thuẫn với tuyên bố truyền bá dân chủ tại Trung Đông.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng Mùa xuân Arab hiện nay bùng phát là nhờ những tia hy vọng mà ông Bush thắp lên cách đây 8 năm.
Ảnh: London Evening Post.
Theo bà, trong bài phát biểu lịch sử cách đây 8 năm, ông Bush dường như đoán được hậu quả như ngày hôm nay của quyết định điều quân sang Baghdad và lật đổ Saddam Hussein của ông.
“Iraq sẽ sớm được hưởng dân chủ. Thành công này sẽ tạo động lực để người dân ở khắp các nước, từ Damascus đến Tehran giành lấy dân chủ. Sự h́nh thành của một Iraq tự do tại trung tâm của Trung Đông sẽ tạo ra một hiệu ứng domino của làn sóng dân chủ trên toàn cầu”, chuyên gia Pletka dẫn lời ông Bush quả quyết.
15 tháng sau đó, trong buổi lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 hồi tháng 1/2005, ông Bush tiếp tục nhắc đến mục tiêu thúc đẩy nền dân chủ trên thế giới.
“Giờ đây sự thành công của cuộc đấu tranh giành dân chủ ở một nước ngày càng phụ thuộc vào sự thắng bại của cuộc cách mạng trên đất nước khác. V́ vậy, cách tốt nhất để mang lại ḥa b́nh thế giới chính là việc truyền bá dân chủ trên toàn cầu”, cựu Tổng thống Mỹ cho hay.
Tuy nhiên, trong một phát biểu quan trọng sau đó tại cuộc họp của Quỹ quốc gia ủng hộ dân chủ, ông Bush lại không hề đề cập đến Iraq cũng như nền dân chủ tại Trung Đông.
Đó không phải lần duy nhất ông Bush cho thấy sự không nhất quán của ḿnh. Murhaf Joujati, một thành viên của Hội đồng quốc gia Syria cho rằng, những tuyên bố ủng hộ dân chủ của cựu Tổng thống Bush bị lu mờ bởi chính sự hậu thuẫn của ông với những lănh đạo Trung Đông vừa bị lật đổ.
Theo ông Murhaf Joujati, sau khi cựu lănh đạo Mubarak quyết định bổ nhiệm con trai là người kế nhiệm th́ người con trai này nhanh chóng được viếng thăm Washington vào năm 2006 và thậm chí c̣n có cuộc hội kiến với Tổng thống Bush.
Khi Đại tá Gaddafi tỏ ra cải cách, chính các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ là những người hưởng ứng nhiệt thành nhất.
Chưa hết, Tổng thống Bush cũng là một người bạn tốt của lănh đạo Ai Cập vừa bị lật đổ: Mubarak.
“Do đó, ông Bush không đáng được coi là một nhân tố chính thúc đẩy cuộc cách mạng Mùa xuân Arab. Làn sóng nổi dậy vẫn có thể nổ ra mà không cần sự ủng hộ của ông Bush”, ông Murhaf Joujati khẳng định.
“Thế giới Arab, từ Morocco đến Bahrain đều tràn ngập những lời kêu than. Họ bất măn v́ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nền giáo dục xuống dốc và t́nh trạng tham nhũng tràn lan. Chính v́ vậy, khi một sự vụ diễn ra tại Tunisia, làn sóng bất măn nhanh chóng bắt nhịp và thổi bùng thành ngọn lửa đấu tranh giành tự do nhờ công cụ internet, chứ không phải v́ những lời nói của ông Bush”, chuyên gia Murhaf Joujati nói tiếp.
Trà My (theo McClatchy)