Vấn đề ô nhiễm làng nghề hết sức “nóng” trên bàn nghị sự với nhiều nỗi lo và nhiều giải pháp được đưa ra. Tuy nhiên, một có một cách đặt vấn đề hết sức mới đă được đại biểu đưa ra, đó là: Làng nghề mới chỉ làm cho "dân giàu" chứ chưa làm cho “nước mạnh”.
Phát biểu trước nghị trường chiều 7/11, đại biểu Nguyễn Văn Tiên khẳng định rằng, thực tế làng nghề đă mang lại cái tốt rất nhiều. “Tuy nhiên đối với làng nghề chúng tôi nghĩ nó chỉ tạo ra dân giàu, chứ chưa tạo ra nước mạnh”.
Theo phân tích của đại biểu tỉnh Tiền Giang th́ một vấn đề điển h́nh là khá nhiều các hoạt động làng nghề là trá h́nh các loại công nghiệp và trốn thuế, lao động rẻ, chất lượng sản phẩm th́ nhiều nơi c̣n hạn chế.
“Những t́nh trạng ngộ độc rượu, uống rượu, tất cả các loại độc hại th́ chúng tôi nghĩ đấy cũng là sản phẩm của làng nghề. Rồi t́nh trạng đẻ nhiều, trẻ con đi học ít… đều nhiều hơn làng không nghề” – ông Nguyễn Văn Tiên nhận xét.
Cùng quan điểm này, đại biểu Bùi Thị An cho rằng, “cho đến nay chưa thấy việc tăng được GDP” từ làng nghề, “nhưng nếu cứ để t́nh trạng làng nghề gây nguy hiểm như thế này này th́ hiểm họa về bệnh tật dù bảo hiểm bao nhiêu của ngành y tế cũng không đỡ nổi và con cháu chúng ta phải chịu”.
Dẫn chứng cho việc có thể làm nghèo đất nước, đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) cho biết, hậu quả môi trường, trong đó có môi trường làng nghề tác động không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp; gây ra những hậu quả, thiệt hại không nhỏ về kinh tế; ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái tự nhiên. “Theo đánh của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP trong 1 năm” – đại biểu Thân Đức Nam dẫn chứng..
Những h́nh ảnh như thế này tại làng làm miến Dương Liễu minh chứng một điều: Nhiều làng nghề mới chỉ chú trọng đến làm giàu cho người dân...
Lại là chuyện trách nhiệm
Cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường làng nghề nhiều năm không được cải thiện bao nhiêu, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng hơn là do các cấp ngành chưa thực sự làm hết trách nhiệm, chưa ư thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường.
Trong khi rất nhiều đại biểu cho rằng, t́nh trạng ô nhiễm tại các làng nghề là khó giải quyết v́ rất nhiều nguyên nhân, từ kinh phí, luật pháp, quản lư chồng chéo…. Th́ đại biểu Nguyễn Văn Tiên lại cho rằng, quan trọng là “có nơi dám làm và có nơi không dám làm”.
Đại biểu Tiên dẫn chứng: “Có những nơi vấn đề xử lư làng nghề rất tốt, ví dụ ở Huế, chúng ta đă vận động, hạn chế và tiến tới dừng sản xuất các làng nghề độc hại sản xuất tinh bột sắn như làng Thủy Dương hoặc Lộc Bổn ở huyện Phú Lộc, đây là những làng điển h́nh. Tuy nhiên, cùng một trạng thái như thế này nhưng ở Hà Nội có xă Dương Liễu cũng tương tự trong Huế nhưng chưa làm được”.
“Điều này là do pháp luật hay sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương? chúng tôi nghĩ chỉ có thể nói có nơi dám làm và có những nơi không dám làm” – đại biểu Nguyễn Văn Tiên khẳng định.
Đồng quan điểm với đại biểu Tiên, đại biểu Bùi Thị An đặt vấn đề: V́ sao được tất cả mọi người quan tâm, tuyên truyền giáo dục, cơ chế chính sách chi tiền mà đến giờ ô nhiễm làng nghề vẫn ngày càng nghiêm trọng hơn? Tôi xin đề nghị Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ khoa học và công nghệ nên đánh giá lại hiệu quả của việc chi tiêu cho giai đoạn vừa qua về vấn đề môi trường xử lư làng nghề. Tôi biết Chính phủ chi cũng không ít tiền, có rất nhiều đề tài, dự án bây giờ tôi xin đề nghị hai đồng chí Bộ trưởng cho biết xem bây giờ tổng số tiền chi là bao nhiêu, bao nhiêu dự án xử lư vấn đề môi trường làng nghề rồi. Bây giờ cái nào đi được vào cuộc sống, cái nào không đi vào cuộc sống, từ đấy ta mới có những phương án mới cho nó có hiệu quả hơn, chứ nếu không th́ chi tiền xong đến 5 năm sau hết, đại biểu khóa XIV lại nói rằng môi trường làng nghề vẫn trầm trọng”.
Cần phải chỉ ra được trách nhiệm của các cấp, các ngành khi để môi trường ô nhiễm nặng nhiều năm chưa được giải quyết
Chi nhiều tiền nhưng môi trường làng nghề vẫn không giảm, không ai chịu trách nhiệm, đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) đề nghị, cần phải chỉ ra được trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với những hạn chế, yếu kém đă nêu.
Đại biểu Mă Điền Cư (Quảng Ngăi) th́ thẳng thắn: “Trong Báo cáo của Chính phủ qua đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề có rút ra được nguyên nhân hạn chế và yếu kém. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các báo cáo, tôi nhận thấy rằng về nguyên nhân chủ quan trong Báo cáo của Chính phủ chủ yếu đề cập đến trách nhiệm quản lư môi trường của chính quyền địa phương các cấp và Ban quản lư khu kinh tế, c̣n trách nhiệm quản lư Nhà nước của Bộ tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành có liên quan th́ trong báo cáo đề cập không rơ”.
Phát biểu tại Nghị trường, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) chỉ rơ: “Chúng ta đă có rất nhiều văn bản, hàng trăm văn bản từ Trung ương đến địa phương, vấn đề là cần phải đánh giá kỹ hơn trách nhiệm quản lư Nhà nước của các địa phương, của các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Nếu chúng ta thực hiện tốt tất cả những ǵ đă quy định, chắc chắn t́nh h́nh không phải như báo cáo đánh giá. Một thực tế, rất nhiều nơi, rất nhiều doanh nghiệp vi phạm những quy định nhưng công tác kiểm tra, công tác xử lư không đến nơi đến chốn, không cương quyết nên t́nh h́nh càng ngày càng xấu đi. Người dân thấy các doanh nghiệp xả, thải ra môi trường, cá chết, cây chết, không khí nặng nề, nhân dân rất khổ, khi phát hiện ra các cơ quan Nhà nước mới vào cuộc, vào rồi chưa chắc đă có kết luận ngay, nhiều khi mang máy móc đến đo đạc rồi nói vẫn c̣n trong giới hạn cho phép. Một nguyên nhân tôi cho cần nhấn mạnh, Quốc hội cần phải đánh giá sâu hơn, nghiêm khắc hơn chính là thái độ,
trách nhiệm và lương tâm của cơ quan cũng như doanh nghiệp trong việc làm ảnh hưởng đến môi trường”
Xuân Hưng
Theo vnmedia