Những nhà hàng nổi trên hồ Tây không có bể phốt đúng quy định, những cống thải nước sinh hoạt trực tiếp xuống Hồ Tây, túi nilon rác thải vất bừa băi xuống hồ… Tất cả đang “bức tử” Hồ Tây.
Đâu rồi màu xanh trong thơ mộng?
Hồ Tây là một cảnh quan đẹp thu hút khách trong và ngoài nước, thế nhưng, cảnh quan đẹp đẽ ấy đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đă từ lâu nước Hồ Tây đă có màu hơi đen nhưng đến thời điểm hiện nay, màu đen ấy đă biến thành đen đặc. Không những vậy, mặt nước gần bờ nổi đầy rác thải, túi nilon, mặt nước th́ sủi bọt, kết váng vô cùng hôi thối, khó chịu.
Nước hồ Tây dưới nhà hàng nổi Potomac chuyển màu đen đặc, sủi bọt.
Bèo, rác và cá chết dưới chân nhiều nhà hàng nổi ven hồ Tây.
Trên mặt Hồ Tây, rất nhiều nhà hàng, du thuyền đang neo đậu đoạn gần đường Thanh Niên góp phần gây ra ô nhiễm Hồ Tây. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển th́ số lượng nước thải được thải trực tiếp xuống hồ ngày càng nhiều bởi diện tích các bể chứa nước thải có hạn. Nhà hàng Potomac có 2 bể chứa nước thải sinh hoạt mỗi bể chứa 5m3 nhưng thực chất mỗi bể chỉ có dung tích 1,5m3. Toàn bộ nước thải của du thuyền thải trực tiếp ra hồ, không qua bất ḱ hệ thống xử lư nào.
Không chỉ dừng tại đó, mỗi buổi chiều, dọc theo đường ven hồ, quán cóc vỉa hè mọc như nấm sau mưa cũng là nguyên nhân làm cho nước Hồ Tây ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Người bán hàng, khách hàng cứ việc xả rác thức ăn, nước uống thừa thăi xuống hồ. Thế nên nước ở sát bờ mới luôn trong t́nh trạng đen đặc, sủi bọt…
Đă rất nhiều lần trong năm qua, và đặc biệt tháng 9 vừa qua, người dân quanh Hồ Tây “được” dịp chứng kiến cảnh cá chết trắng trên hồ. Đây chính là hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước nơi đây đang ở mức báo động cao.
H́nh ảnh thường thấy ven hồ Tây: rác thải và cá chết trắng.
Đừng để “ mất ḅ mới lo làm chuồng”
Hồ Tây thơ mộng, đẹp đẽ đi vào thơ ca trước kia th́ nay đi vào ḷng người bằng cụm từ “ ô nhiễm nặng”. Với t́nh trạng ô nhiễm như hiện nay của Hồ Tây, chẳng mấy chốc nơi đây sẽ biến thành ḍng Tô Lịch, Kim Ngưu thứ 2, thứ 3… Tới lúc ấy, không biết bao nhiêu tiền mới có thể cứu Hồ Tây sống lại.
Một đoạn hồ sen trên hồ Tây, vỏ túi nilon vất bừa băi.
Nhiều nhà hàng nổi đang góp phần “bức tử” hồ Tây.
Bác Ḥa, một người dân hàng ngày vẫn tập thể dục quanh hồ phàn nàn: “ Nh́n nước hồ ngày càng đen đặc bốc mùi hôi thối, tôi thấy xót xa lắm. Hồ Tây được coi là lá phổi xanh của thành phố vậy mà hàng ngày người dân phải hít những mùi hôi thối ảnh hưởng nặng tới sức khỏe”.
Cùng tâm trạng ấy, bạn Mai, sinh viên trường Đại học Khoa học xă hội và nhân văn chia sẻ: “ Ḿnh nghe nói Hồ Tây đẹp và thơ mộng lắm nên tới chơi. Nhưng vừa tới đầu đường Thanh niên đă ngửi thấy mùi hôi thối chẳng khác mùi ở sông Tô Lịch là mấy”.
Cũng theo khảo sát của PV, lượng rác thải được xả thải trực tiếp xuống hồ ngày càng lớn do lượng lớn các quán cóc vỉa hè mọc lên ngày càng nhiều cộng với ư thức kém của nhiều người đi picnic, dạo chơi. Bên cạnh đó, các con đường ven hồ cũng không có những thùng rác công cộng.
Đă đến lúc, cần có những biện pháp mạnh tay, triệt để hơn nữa của các cấp có thẩm quyền trong việc ngăn chặn những hành vi sai phạm xung quanh việc gây ô nhiễm đối với Hồ Tây. Đừng để tới khi Hồ Tây không c̣n sống mới bắt tay vào cải tạo, xử lư.
Theo laodong