Người ta gọi ông với cái tên chẳng mấy tốt đẹp: Kiểm“hâm”. Nhưng ít biết rằng, lăo nông này chính là người phát hiện, đào tạo ra một loạt “sao” của Bóng đă nữ Việt Nam.
Từ lái xe… đến đá bóng
Người làng Nghiêm Xá (Thường Tín – Hà Nội) gọi ông Dương Khắc Kiểm bằng những cái tên như “Kiểm bóng đá”, “Kiểm hâm” hay ǵ ǵ đó có phần không “oan”. Kể cũng lạ đời thật, nông dân mà cả đời chân chưa lấm bùn, không biết đến lúa mạ là ǵ. “Cả đời ông ấy chỉ biết mỗi việc phơi thóc thôi”, vợ ông Kiểm nh́n chồng cười hóm hỉnh.
Tháng 5/1965, chàng trai Dương Khắc Kiểm hăng hái lên đường nhập ngũ. Sau vài tháng học lớp đào tạo lái xe cấp tốc, anh được chuyển vào Đoàn 509, lái xe Trường Sơn.
|
Ông Dương Khắc Kiểm với ḷng đam mê trái bóng tṛn
|
Trong một trận càn của địch, xe của Kiểm bị trúng bom. V́ vết thương quá nặng, Kiểm được điều ra Bắc để chữa trị, sau đó về công tác tại Đoàn 578 đóng quân ở Hà Tây (cũ).
Kể về cái duyên đến với bóng đá của ông cũng thật buồn cười. Khi mới tham gia quân ngũ, ông thường xuyên đứng ngoài sân xem đồng đội đá bóng và…lắc đầu. Thấy lạ, đội trưởng gọi lên và hỏi “Đồng chí có biết đá bóng hay không mà sao xem mọi người đá cứ lắc đầu thế”.
Từ đó, Kiểm được tham gia vào đội bóng. Chỉ một thời gian ngắn, mọi người đều tâm phục khẩu phục bầu anh làm đội trưởng của đội bóng.
CLB bóng đá nữ ra đời
Nghe việc ông Kiểm đứng lên thành lập Câu lạc bộ bóng đá nữ của thôn, ai cũng cho đó là cái sự “lạ đời”. "Cơm không đủ ăn, áo chẳng đủ mặc lại c̣n bóng với chả banh", nhiều người gọi ông là gàn dở.
Ông bảo ḿnh nghiện bóng đá không biết từ lúc nào. Nghe ông kể kỉ niệm trong một lần đi buôn mà tôi không nhịn được cười. Lần đó, trưa hè nắng quá, ông dựa chiếc xe chở đầy bánh kẹo vào bụi tre ven đường và thản nhiên…đọc một tờ báo thể thao. Rủi cái, đoàn thương nghiệp đi kiểm tra và bắt được. Đang không biết làm thế nào th́ ông trưởng đoàn nh́n chằm chằm vào tờ báo trên tay và bảo: “Anh đưa tờ báo tôi mượn một chút”. Không ngờ, ông này phẩy tay “Thôi đi đi, đă buôn lậu mà lại c̣n đọc báo!!!”.
|
Ông Kiểm luôn tạo cảm hứng để khơi dậy niềm đam mê môn thể thao vua cho các cháu gái
|
Năm 1993, đ́nh Nghiêm Xá được đón nhận Bằng di tích Văn Hóa cấp quốc gia. Làng mở hội tưng bừng trong suốt ba ngày liền.
Trưởng thôn Nguyễn Văn Minh vỗ vai ông Kiểm: “Ông thử thiết kế xem có tṛ ǵ hay hay để mọi người tham gia không?”.
|
Chính từ sự nhiệt t́nh của ông, đă có rất nhiều người trở thành tuyển thủ Quốc gia
|
Suy nghĩ một lát, ông vỗ đùi đánh đét một cái: “Chỉ có bóng đá nữ là hay nhất”. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về ông, nhiều người cho rằng đó là chuyện không thể, thậm chí là nhố nhăng…Nhưng đă quyết là làm, ông tập hợp được vài chục em lập thành 2 CLB là Thanh Xuân và Tuổi Trẻ.
Tuy “lạ”, nhưng chính quyền xă cũng ra sức ủng hộ. Mỗi em tham gia CLB được hỗ trợ 7.000 đồng để may quần áo. Bên cạnh đó, xă cũng giao cho ông trong ṿng một tháng phải tổ chức được trận đấu đầu tiên.
“Thời đó làm ǵ có sân đẹp như bây giờ, toàn bùn với đất, tôi phải chia ca để hai đội có thể chia nhau tập luyện”, ông Kiểm tâm sự. Thời gian này, hầu như cả nước ta chưa một tỉnh nào thành lập CLB bóng đá nữ.
|
Các cô gái trẻ tập luyện dưới sự hướng dẫn của ông Kiểm |
Chắc cũng v́ cái sự “lạ đời” này mà trận đấu đầu tiên đă thu hút được hơn 4.000 người đến xem. Nhiều người lặn lội từ dưới Nam Định, Hà Nam lên xem để rồi gật gù “ấy thế mà hay”.
Ông kiểm kể, trong trận đấu đó có một trường hợp, mà bây giờ chúng ta vẫn hay gọi là “hooligan”. Mọi người đang vỗ tay cổ vũ ầm ầm bỗng nghe tiếng la hét của một phụ nữ “Có anh ngu ấy”. Anh kia cũng sửng cồ “Cô ngu th́ có”.
Sau đó mọi người mới vỡ lẽ, vợ chồng anh kia là người của 2 xóm đi cổ vũ cho hai đội nên mới xảy ra bất đồng quan điểm. Chuyện có vẻ hơi buồn cười nhưng qua đó chúng ta có thể thấy bóng đá nữ đă có sức hấp dẫn khán giả đến nhường nào.
Vác thúng…xin kinh phí
Nói th́ nhiều người bảo “ngoa”, nhưng đó là sự thật về thời gian đầu của CLB đá bóng nữ mà ông Kiểm phụ trách. Sau trận đấu bóng kể trên, phong trào bóng đá lại ch́m xuống do không có kinh phí để duy tŕ.
“Nh́n đứa con tinh thần của ḿnh ngày càng c̣i cọc không thể phát triển, tôi buồn lắm”, ông Kiểm bùi ngùi. Ngay ngày hôm sau, ông quyết định đi quyên góp người dân lấy kinh phí hoạt động.
|
Ông Kiểm bảo có những kỷ niệm với quả bóng tṛn mà không bao giờ ông có thể quên được |
Cùng đi quyên góp với ông là cô Bí thư chi bộ, Đội trưởng đội sản xuất, Bí thư đoàn thanh niên…Ông phải cho các cháu đi đằng sau, mỗi đứa ôm một cái thúng v́ dân c̣n nghèo nên đem lúa gạo ra ủng hộ. Số thóc gạo ủng hộ, bán đi được 600 ngh́n, ông cho mọi người vay lấy lăi.
Toàn bộ số lăi thu được đều chi tiêu công khai cho đội bóng. Cứ thế, cho đến ngày nay, cái quỹ đó lớn dần và là nguồn sống của CLB. Sở TD TT cũng quan tâm nhiều hơn, cung cấp bóng và quần áo.
Trời không phụ người, liên tiếp vài năm sau đó, đội bóng nữ của ông tung hoành khắp các giải đấu, đạt thành tích cao trong “Giải vô địch tỉnh”, “Giải Phù Đổng toàn quốc”…
Vài năm trở lại đây, những cái tên như Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Thị Nga, Dương Khánh Ly, Phạm Thu Trang…đă quá quen thuộc đối với khán giả hâm mộ bóng đá nữ Việt Nam. Những nữ tuyển thủ này đến với bài học “vỡ ḷng” và đi lên từ miền quê nghèo khó lấm lem bùn đất. Và càng ngạc nhiên hơn, người đào tạo ra một loạt “sao” của bóng đá nữ Việt Nam lại chính là ông Kiểm “hâm”.
|
Những đứa trẻ chân lấm bùn luôn t́m đến thầy Kiểm để được thỏa niềm đam mê |
Ngoài ra, tính đến nay, đă có 40 cô bé ông đào tạo được tham gia vào đội tuyển Quốc Gia. Hôm tôi đến chơi, học tṛ của ông đang đầu quân cho đội Tràng An 1 gọi điện tíu tít: “Sao thầy không xuống cổ vũ cho chúng con”. Ông ngậm ngùi: “Tao đi th́ ai dậy lũ em chúng mày ở nhà”. Như thế mới biết được ông yêu đội bóng và học tṛ của ḿnh đến mức nào.
Theo ông, học đá bóng cũng chính là cách học làm người. Làm việc ǵ cũng phải có “kỉ luật”, như thế mới thành công được. Trong tháng tới, 5 cô bé ông đang dạy được gọi lên tham gia vào đội bóng của Sở.
Hai giờ chiều…cái nắng hè như đổ lửa xuống cái sân đầy bụi và đất. Nước da đen nhẻm, cái dáng liêu xiêu của ông đổ dài trên sân. Ông vẫn chạy phăng phăng cầm c̣i “tạt đi”, “mạnh lên chứ”, “vào…”.
Theo Bưu điện Việt Nam