Thời oanh liệt nay c̣n đâu.
Thưa các bạn cùng chí hướng,
Khi các bạn nhận được thư này th́ Gadhafi (Fi) đă trong nhà đông lạnh chứa thịt gia súc. Nơi tôi thấy là thế giới b́nh yên, không bon chen, không hối lộ, không tham nhũng, phi bạo lực và cường quyền, không c̣n gái đẹp vây quanh cũng như kẻ xu nịnh và không c̣n hàng tỷ đô la dưới hầm bí mật.
Kể từ hôm nay, Fi thực sự được sống làm người, dù chỉ là hồn ma để loài người phỉ nhổ và đang đợi những linh hồn oan uổng đến bắt đền tội một lần nữa. Bây giờ đến lượt họ đánh rắm vào mặt Fi.
Hôm qua, Fi tôi nghe rơ ngài phó Chủ tịch NTC Abdul Hafez Ghoga hùng hồn tại Benghazi “Tôi tuyên bố đất nước được giải phóng. Hãy ngẩng cao đầu. Các bạn giờ đây là những người Libya tự do” và tai thấy rơ hàng trăm ngàn người đứng dưới nhắc lại lời ông:“Những người Libya tự do”.
Sao mà nhớ lúc đương quyền huy hoàng đến thế, nhưng bây giờ đă chấm hết.
Trong suốt 42 năm cầm quyền, tôi không hề biết thế nào là tha thứ, khoan dung và ḥa giải. Những người chống lại đều bị tiêu diệt không thương tiếc, thà giết nhầm c̣n hơn bỏ sót, đó là nguyên tắc của kẻ tham quyền cố vị.
Có lẽ v́ thế, khi bị thương máu me khắp người, trốn trong đường hầm tại quê hương Sirte, tôi bị các binh sỹ phía đối phương bắt được, cho dù đă van xin họ tha mạng sống “Đừng bắn”, nhưng có lẽ sự thù hận do chính ḿnh “ương mầm” trong suốt 4 thập kỷ, đúng với thuyết nhân quả, họ đă lôi Fi trên phố như một con vật.
Một phát đạn găm vào đầu và Fi lịm đi. Khi chết, tôi bị lột trần và hai bàn tay trắng. Không một xu trong số 170 tỷ đô la được mang theo xuống âm phủ. Tôi tự hỏi, tại sao chúng ta phải tham lam quá mức như thế khi c̣n sống? Mà chuyện này xảy ra khắp nơi, từ Âu sang Á, từ Phi sang Mỹ Latinh. Cộng sản hay không cộng sản, dân chủ hay tư bản, nếu chế độ chính trị dung dưỡng quyền lực không có kiểm soát th́ sẽ có độc tài.
Đang lang thang trong cơi hư vô, chợt nh́n thấy hai vợ chồng Nicolae Ceauşescu. Trong suốt mấy chục năm (1965-1989), với hàng ngũ an ninh, cảnh sát, quân đội tuyệt đối trung thành, hai người khuynh đảo Rumani.
Nicolae Ceausescu thời huy hoàng.
Thế mà trong vài tuần nổi dậy, chính những người lính đă bắt vị lănh tụ tối cao, đưa ra phiên ṭa trong hai tiếng, không có người bào chữa và đem ra sân hành h́nh.
Hàng trăm người sẵn sàng tham gia đội hành quyết. Họ không cần trói và bịt mắt hai vợ chồng, như truyền thống dành cho người bị tử h́nh, mà khai hỏa ngay khi hai vợ chồng Nicolae Ceauşescu vừa xuất hiện.
Bên trái thấy linh hồn của Marcos, cựu tổng thống Philippines, cầm quyền trong độc tài suốt 20 năm và tham lam hàng chục tỷ đô la.
Bên phải là cụ ma Suharto độc tài và gia đ́nh trị trong suốt 32 năm tại Indonesia, và cuối cùng bị phế truất bởi biểu t́nh phản đối tham nhũng. Gia đ́nh này chiếm tới 32 ngh́n km2 đất đai, bằng 1/10 diện tích Việt Nam và gia tài lên tới 30 tỷ đô la.
Fi tôi có cả đất nước Libya dưới chân ḿnh. Hàng trăm tỷ đô la trong tài khoản, gái đẹp vây quanh và đội an ninh trang bị tới tận răng.
Kể ra c̣n nhiều hồn ma như thế lẩn quất ở đây. Họ có điểm chung là nợ máu với nhân dân, bằng cách này hay cách khác đang phải đền tội v́ chống nhân loại. Họ không thể siêu thoát mà phải ở dưới địa ngục cho phần đời c̣n lại.
Tất cả chúng tôi đều chết như một con chó hoặc rời chính trường trong nhục nhă v́ quyền lực nhân dân (people power) bắt đầu từ đường phố.
Thể chế độc tài luôn t́m cách reo rắc sự sợ hăi. Nhưng khi người dân biết vượt qua sự sợ hăi th́ kẻ chơi tṛ chơi quyền lực phải đền tội.
Sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Fi tôi đă thành người hùng dân tộc. Nhưng ch́m đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như vua chúa, Đại tá Fi tài hoa khi xưa lại xa lánh nhân dân lúc nào không biết.
Đôi khi kẻ xa lạ tung hô, đón tiếp sang trọng là do mối lợi từ dầu hỏa. Cứ tưởng được hậu thuẫn, nhưng thực ra, tôi rơi vào cái bẫy lúc nào không biết.
Kết cục bi thảm hôm nay chính là sự mù quáng của kẻ ngồi trên dân, sống trên dân và đánh rắm vào mặt dân.
Những ǵ mà Fi tôi gây ra cho Libya thật đau đớn, lịch sử bị kéo lùi tới 42 năm. Sự chia rẽ và ḷng hận thù sẽ c̣n tồn tại trong thời gian rất dài.
Thế hệ trẻ Libya hôm nay.
Nhưng tôi nghe được lời Chủ tịch Mustafa Abdul Jalil nói trong ngày chiến thắng Gadhafi “Tôi kêu gọi mọi người hãy tha thứ, khoan dung và hòa giải. Hãy bỏ qua thù hận và ghen ghét trong linh hồn của mỗi chúng ta. Đây là việc cần thiết cho sự thành công của cách mạng và của tương lai Libya”.
Ḥa giải và Yêu thương sẽ giúp Libya măi huy hoàng như lịch sử vốn có, đất nước sẽ tiến lên. Hận thù không bao giờ mang đến sự phát triển, v́ tôi đă từng làm như thế, đă phải trả giá bằng mạng sống của chính ḿnh và của hàng chục ngh́n người vô tội.
Fi tôi xin dừng ở đây. Hy vọng, những bạn độc tài khác hăy nh́n ra bài học Libya, biết thay đổi để đứng về phía đông nhân dân.
Mong các anh sám hối trước khi quá muộn.
Hồn ma Gadhafi.
Viết từ nhà đông lạnh thịt gia súc Libya.