Chỉ tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng đă xảy ra 11 vụ lâm tặc tấn công những người quản lư, bảo vệ rừng. Đáng nói là số người tham gia hành hung kiểm lâm rất đông và ngày càng liều lĩnh.
Tuy nhiên, theo ông Hồ Cảnh Minh, trưởng ban quản lư rừng pḥng hộ Lán Tranh, huyện Lâm Hà, đến thời điểm này, cả bốn vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng khiến chín cán bộ kiểm lâm của đơn vị bị thương nặng vẫn chưa có vụ nào được cơ quan chức năng khởi tố.
Rừng già đang biến thành đồi trọc, do lâm tặc được tiếp tay hay do chính quyền bất lực?
Lờn luật
17 giờ, ngày 23.9, tại thôn Tân Hợp, xă Tân Thanh, huyện Lâm Hà, một nhóm sáu thanh niên địa phương cầm hung khí xông vào trạm quản lư bảo vệ rừng Kon Ó đuổi chém hai cán bộ kiểm lâm là Đăng Khánh Lệ và Nguyễn Quang Tài, khiến cả hai bị thương nặng và gục ngă tại chỗ. Chưa dừng lại, những người này c̣n tiếp tục đập phá nhiều tài sản, chỉ đến khi đơn vị chủ quản của trạm là ban quản lư bảo vệ rừng pḥng hộ Lán Tranh tăng cường lực lượng đến giải vây và đưa hai cán bộ kiểm lâm đi cấp cứu, các đối tượng này mới chịu rút về, rồi bỏ trốn.
Ông Hồ Cảnh Minh, bức xúc: “Do lâu nay việc xử lư vi phạm chưa được kiên quyết và triệt để nên các đối tượng lờn luật. V́ vậy mới có hành vi táo tợn và mức độ tấn công ngày càng hung hăn như thế”.
Ông Minh giải thích, từ đầu năm đến nay, đơn vị đă phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện thực hiện 21 đợt cưỡng chế giải toả, thu hồi 130ha đất lâm nghiệp để trồng lại rừng. Các đối tượng phá rừng chiếm đất trái phép đă thù ghét, gây sự và đánh trả lực lượng kiểm lâm. Trong số chín kiểm lâm của đơn vị bị đánh trọng thương, có ba người bị mức thương tật vĩnh viễn trên 10%, có hai người vẫn đang được điều trị ngoại trú tại bệnh viện huyện Lâm Hà.
Không chỉ ở khu vực rừng Lán Tranh của huyện Lâm Hà, các huyện Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng cũng xảy ra nhiều vụ lâm tặc vây đánh, uy hiếp lực lượng kiểm lâm.
Điển h́nh vào cuối tháng 4.2011, khi phát hiện có hai xe ôtô vận chuyển lâm sản trái phép trên quốc lộ 20 đoạn qua thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, hạt kiểm lâm huyện Đạ Huoai đă tổ chức lực lượng truy quét và ngăn chặn, các đối tượng vi phạm đă điện thoại huy động hàng chục người dùng xe máy chạy đánh vơng trên đường để ngăn cản lực lượng kiểm lâm. Hai ôtô trên đă lao thẳng vào xe của kiểm lâm Đạ Huoai, khiến ôtô của đơn vị bị hư hỏng nặng. Rất may không gây thiệt hại về người.
Không loại trừ tiêu cực
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, từ cuối năm 2008 đến nay, lực lượng chức năng đă phát hiện 6.282 vụ xâm hại rừng, trong đó 1.760 vụ phá rừng trái phép làm thiệt hại 929,65ha rừng và 2.574 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, chỉ có 117 vụ được chuyển hồ sơ để xử lư h́nh sự, và hầu hết vẫn c̣n đang trong quá tŕnh điều tra. Cũng trong thời điểm này, tại Lâm Đồng đă xảy ra 28 vụ chống người thi hành công vụ có hung khí và tổ chức, nhưng cũng chỉ mới có bảy vụ được xử lư h́nh sự.
Ông Lê Văn Minh, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng khẳng định: “Chúng tôi không loại trừ khả năng có một số cán bộ làm ngơ, tiếp tay và có tiêu cực trong công tác quản lư bảo vệ rừng. Chúng tôi đă kiểm điểm trách nhiệm rất nhiều đồng chí trong lực lượng kiểm lâm cũng như chủ rừng. Nhưng do công tác điều tra, xử lư c̣n chậm, nhất là xử lư các đối tượng chống người thi hành công vụ chưa nghiêm là những nguyên nhân dẫn đến rừng tiếp tục bị tàn phá, hành động chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra”.
Nổi cộm nhất là vụ đập phá ôtô, làm bị thương tài xế của lực lượng quản lư bảo vệ rừng ở huyện Di Linh vào ngày 18.9. Trong quá tŕnh khai thác vận chuyển gỗ trái phép bị lực lượng quản lư bảo vệ rừng của công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Di Linh kiểm tra bắt giữ, nhóm đối tượng này cũng điện báo cho hơn chục người khác mang theo dao, gậy, dây xích kéo đến bao vây lực lượng bảo vệ rừng và xông vào đập phá xe ôtô, gây thương tích cho tài xế của đơn vị tuần tra bảo vệ rừng, giải vây cho các đối tượng và lấy xe máy tẩu thoát.
Ông Hồ Cảnh Minh nói với giọng buồn rầu: “Nếu không sớm có biện pháp mạnh để chấn chỉnh, cán bộ làm công tác kiểm lâm sẽ rất khó ḷng yên tâm công tác lâu dài”.
Rành rành nhưng không xử lư
Ông Lê Văn Minh, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, lư giải, do nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản trong sinh hoạt gia tăng, trong khi khả năng cung cấp các mặt hàng này từ rừng ngày càng khan hiếm. Mặt khác, một số huyện, thành trong tỉnh c̣n tự ư cấp phép mở xưởng cưa xẻ gỗ khi chưa được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nâng tổng số xưởng cưa hoạt động trên địa bàn lên đến gần 500, trong đó có 120 xưởng cưa của doanh nghiệp và 374 cơ sở chế biến gỗ hộ gia đ́nh, trong khi sản lượng gỗ cho phép khai thác hợp pháp là rất thấp. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm quy định về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép gia tăng, các đối tượng phá rừng ngày càng liều lĩnh hơn, bất chấp luật pháp và sẵn sàng đánh trả lại lực lượng kiểm lâm. Trong khi đó, sự phối hợp trong điều tra, xử lư của các đơn vị liên quan với lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng chưa được nhịp nhàng và thiếu đồng bộ.
Ông Minh cho biết, sở đă kiến nghị UBND tỉnh cần phải tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương và một số đơn vị liên quan khác trong truy quét, triệt phá những ổ nhóm vi phạm trên địa bàn, đồng thời điều tra và xử lư nghiêm các phần tử tiếp tay, bao che hoặc kích động, lôi kéo nhiều người để chống đối người thi hành công vụ.
Ông Hà Phước Toản, trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Lâm Đồng góp ư: “Hầu hết trong các hội nghị chủ chốt của tỉnh đều đưa vấn đề này ra bàn luận, trong các kết luận của Tỉnh uỷ cũng đă đánh giá thực trạng này và yêu cầu cần sớm được chấn chỉnh. Nhưng thời gian qua, mức độ xử lư của các đơn vị liên quan vẫn c̣n hạn chế, nhiều vụ sai phạm đă rành rành trước mắt nhưng chưa bị xử lư hoặc xử lư mang tính chiếu lệ, không đủ sức răn đe”.
Ông Toản bức xúc: “Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đă xảy ra trên chục vụ lâm tặc tấn công người giữ rừng có hung khí và tổ chức, nhưng chỉ mới có hai vụ bị xử lư h́nh sự, các vụ c̣n lại đều đang trong quá tŕnh điều tra mặc dù tang chứng, vật chứng và đối tượng gây án đă quá rơ. Trước thực tế này, chúng tôi bức xúc nhưng nhân dân c̣n bức xúc hơn”.
Theo SGTT