Quyết định hoán đổi vị trí của Tổng thống và Thủ tướng Nga mở ra tương lai rơ ràng cho t́nh h́nh chính trị Nga trong ṿng 6 tháng đến 6 hoặc 12 năm tới. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn hết sức ṭ ṃ, phía sau sự hoán đổi này, ai là người nắm quyền thực sự.
Một trợ lư của Thủ tướng khẳng định: “Ông Putin chắc chắn sẽ là người lănh đạo thực sự”. Tuy nhiên, ông này không nêu rơ, liệu chức Chủ tịch đảng nước Nga Thống nhất mà ông Putin đang nắm giữ có được trao lại ông Medvedev hay không.
Một số nhà phân tích cho rằng, rất có thể ông Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ quyền lực đối với chính đảng mà ông gây dựng. “Quyết định đưa ông Putin trở lại điện Kremlin dường như được đưa ra cách đây không lâu bởi các bên c̣n giằng co nhau đ̣i hỏi sự nhượng bộ từ đối phương. Cuối cùng th́ có lẽ là ông Putin chấp nhận trao chức vụ Thủ tướng cũng như Chủ tịch đảng nước Nga Thống nhất cho ông Medvedev. Tuy nhiên, đây chỉ là sự nhượng bộ về h́nh thức bởi bản chất rơ ràng là ông Putin mới là người có ảnh hưởng nhất trong đảnh nước Nga Thống nhất”, ông Igor Bunin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị Moscow nhận định.
Trong khi đó, Alexei Chadayev, người đứng đầu ban chính trị của đảng nước Nga Thống nhất và cũng là Phó Giáo sư tại khoa Nhân văn của ĐH Quốc gia Nga cho rằng: “Vấn đề bầu cử năm 2012 coi như xong. Câu chuyện đáng được quan tâm hiện giờ là chiến dịch tranh cử năm 2018. Dường như các phe phái đối lập sẽ phải vắt óc suy nghĩ cách lật đổ hay ít ra là chia rẽ bộ đôi quyền lực này trong năm 2018”.
Theo một số nhà phân tích, dù có hoán đổi thế nào th́ thực tế ông Putin (trái) vẫn là người nắm quyền thực sự tại Nga.
Tuy nhiên, ông Alexei Chadayev khẳng định, đây là vấn đề không đơn giản. Dường như không có bất cứ sự chống đối nào trong nội bộ đảng. Cả các thành viên đảng nước Nga Thống nhất và Chính phủ đều hoan nghênh quyết định đề cử ông Putin ra tranh cử Tổng thống sắp tới và ông Medvedev sẽ thế chỗ ông Putin làm Thủ tướng. Sự thống nhất quan điểm này xuất phát từ thực tế rằng, những nhân vật chủ chốt trong đảng và Chính phủ đều rất trung thành với ông Putin. Theo đó, việc đưa ông trở lại điện Kremlin không có ǵ khiến họ hài ḷng hơn.
Trong khi đó, các đảng phái chính trị đối lập cũng không đưa ra bất cứ phản ứng gay gắt nào. Lănh đạo đảng Cộng sản và đảng nước Nga Công bằng là ông Gennady Zyuganov và Sergei Mironov đều chỉ tuyên bố rằng, họ không lấy làm ngạc nhiên trước sự hoán đổi vị trí này của bộ đôi quyền lực.
Tuy nhiên, theo Russsia Today, dường như sự đổi ngôi này khiến những người trung thành với ông Medvedev không hài ḷng. Trả lời thắc mắc về sự vắng mặt của ông tại đại hội đảng, cố vấn kinh tế Arkady Dvorkovich cho rằng: “Không có ǵ vui vẻ ở đó”. Dẫu sao, quyết định đề cử ông Putin cũng không thực sự ảnh hưởng đến đội quân ủng hộ ông Medvedev bởi dù ǵ th́ họ cũng vẫn được coi trọng dưới thời của ông Putin.
Và cuối cùng, những nhà lănh đạo phương Tây có lẽ sẽ là người thất vọng hơn cả bởi họ cho rằng, các cuộc đàm phán với ông Putin sẽ khó khăn hơn nhiều. Thực tế cho thấy, phương Tây không muốn sự trở lại điện Kremlin của ông Putin. Bản thân Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden từng công khai nói rằng, ông muốn ngăn cản ông Putin trở lại chiếc ghế Tổng thống Nga.
“Thực sự là nhiều chính trị gia phương Tây không muốn thấy sự trở lại của ông Putin. Tuy nhiên, dù thế nào họ cũng sẵn sàng hợp tác với bất cứ lănh đạo nào của Nga bởi thái độ của phương Tây đối với Nga giờ thực tế hơn trước rất nhiều”, Anatoly Adamishin, cựu đại sứ Nga tại Anh khẳng định.
Trà My (theo Ria Novosti)