Người ta nói ”Lửa thử vàng, gian nan thử sức”; cái ǵ cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của cái thực khác hẵn với cái hư . Thiết nghĩ diễn biến t́nh h́nh trong quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đă cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thế mạnh/yếu của hai bên… Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy đâu là thực, đâu là hư, đâu là sức mạnh, đâu là sự yếu hèn …! Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đă lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đă thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nh́n nhận một cách “danh chính ngôn thuận” bởi chính quyền và xă hội. Nói cách khác ta có “bảo bối” là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại c̣n vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa đă để mất “Nơ thần” th́ nay chiếc nơ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà không ai có quyền để mất vào tay giặc.
Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai…, th́ chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng…; nhưng đôi khi ư kiến người ngoài có thể làm thay đổi t́nh huống … Kể cũng lạ(!?). Vậy ta hăy nghe người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).
Trích
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai tṛ đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đ́nh chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quanhệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này t́m sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đă kư một tuyên bố về ư định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ v́ Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội”.Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.
.
Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lư do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ.
Hết trích
Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai c̣n u u, mê mê ch́m đóng trong nỗi sợ hăi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc th́ hăy t́m hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hăi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lănh thổ của tổ quốc./.
Theo: Blog Trần Kinh Nghị