Làn sóng mua gom nông, thủy sản của các thương lái Trung Quốc (TQ) đang tiếp tục gia tăng, nhất là ở ĐBSCL.
T́nh trạng thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất của thương lái TQ ở ĐBSCL đang khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Do thương lái TQ ồ ạt mua tôm nên DN chế biến xuất khẩu khan hiếm tôm trầm trọng - Ảnh: T.T.Phong
Gom tôm bán sang Trung Quốc
Ông Trang Văn Khanh - Chủ doanh nghiệp Trang Khanh chuyên thu mua, chế biến xuất khẩu tôm sú quy mô lớn ở P.5, TP Bạc Liêu - cho biết từ đầu năm đến nay, thị trường TQ tiêu thụ rất mạnh loại tôm cỡ nhỏ, từ 40-50 con/kg (tôm lớn 20-30 con/kg, chủ yếu xuất sang Nhật và châu Âu). Thương lái TQ mua tôm rất dễ, giá mua lại cao hơn giá bán ở thị trường nội địa VN nên nhiều cơ sở đang ồ ạt gom tôm bán sang TQ. Hiện thương lái TQ đến tận nơi đặt hàng, đặt cọc 30%, số tiền c̣n lại thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng. Các cơ sở địa phương gom tôm xong chở đến cảng biển Sơn Thầu (TQ) giao hàng.
Chủ DN chế biến xuất khẩu thủy sản Huỳnh Sự (H.Giá Rai, Bạc Liêu) cho biết hiện có nhiều DN trên địa bàn H.Giá Rai cạnh tranh mua tôm nguyên liệu bán sang TQ rất mạnh. T́nh trạng này đă ảnh hưởng lớn đến các nhà máy đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm sang các thị trường chiến lược, truyền thống như EU, Mỹ, Nhật... Tại một cuộc họp mới đây với ông Phạm Hoàng Bê, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, một số DN xuất khẩu tôm đă phản ánh về t́nh trạng thiếu trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu. Nhiều DN hiện chỉ có thể hoạt động cầm chừng, có DN chỉ hoạt động từ 30-50% công suất v́ thiếu nguyên liệu.
Mua cả tôm bơm tạp chất
Theo một cán bộ Chi cục Quản lư chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Bạc Liêu, việc rất nhiều cơ sở gom tôm bán cho thương lái TQ là do thương lái TQ thu mua tôm nguyên liệu mà không cần kiểm tra chất lượng khắt khe như các thị trường Nhật, EU, Mỹ… Tôm không cần phải đều về kích cỡ, trọng lượng, cả tôm bị bơm tạp chất họ cũng mua. Một số cơ sở ham lời thu mua cả tôm bơm tạp chất trong dân, có đại lư c̣n tự tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. T́nh trạng này khiến các nỗ lực ngăn chặn nạn bơm tạp chất vào tôm của ngành chức năng gặp nhiều khó khăn hơn. Gần đây, cơ quan chức năng ở ĐBSCL đă bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu hàng chục tấn tôm bơm tạp chất. Trước đó, trong năm 2010, tỉnh Cà Mau phát hiện 45 vụ, tịch thu 14.395 kg tôm bơm tạp chất; 6 tháng đầu năm nay phát hiện 26 vụ, tịch thu 5.410 kg tôm. Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính từ đầu tháng 9.2011 đến nay đă phát hiện 7 vụ, tịch thu 2.108 kg tôm bơm tạp chất.
Rủi ro lớn
Nhiều bất ổn, rủi ro do phụ thuộc vào thị trường TQ đă được giới chuyên môn cảnh báo từ lâu. Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái TQ rủi ro rất cao. Khi cần hàng, thương lái TQ đẩy giá thu mua lên cao hơn giá thị trường từ 5-10%. Khi chi phối được nguồn hàng, họ bất ngờ ép giá, không mua hàng gây tồn đọng hoặc dùng nhiều thủ đoạn để “quỵt nợ”. Nhiều DN chế biến tôm ở Bạc Liêu đều biết hồi năm 2010, một DN ở xă Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gom rất nhiều tôm bán cho thương lái TQ, lăi trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, DN này đă nhiều lần bị thương lái TQ “bẻ kèo” quỵt nợ hàng chục tỉ đồng. Thủ đoạn của thương lái TQ là qua tận DN này đặt hàng, đặt cọc 30%, 70% c̣n lại thanh toán sau khi nhận hàng ở TQ. Thế nhưng sau khi nhận được hàng, thương lái TQ đă đột nhiên biến mất. DN nọ “chết đứng” v́ điện thoại của đối tác tắt, địa chỉ trong hợp đồng là địa chỉ “ma”.
Theo ông Trang Văn Khanh, việc bán tôm cho thương lái TQ cũng không “dễ ăn”. Ngay ở cảng biển Sơn Thầu - chợ giao dịch, mua bán tôm, thủy sản lớn ở TQ, cũng có nhiều thành phần mua bán phức tạp. Nếu các DN Việt Nam thiếu cảnh giác rất dễ bị sập bẫy. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, nhận định t́nh trạng dịch bệnh trên tôm trong thời gian gần đây ở các tỉnh ĐBSCL khiến nguồn nguyên liệu giảm mạnh. Sự cạnh tranh mua nguyên liệu của thương lái TQ càng khiến t́nh trạng thiếu nguyên liệu chế biến của các DN trong nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng cho các thị trường xuất khẩu truyền thống.
Xe gom thủy sản đậu chật đường
Tại Ninh Thuận, các cảng cá Cà Ná (H.Thuận Nam), Khánh Hội (H.Ninh Hải)… đều có từ 3 đến 5 chủ vựa chuyên thu mua thủy sản cho thương nhân TQ. Hàng thu mua chủ yếu là cá hấp. Anh B́nh, một chủ vựa tại cảng Cà Ná, cho biết: “Gần nửa năm nay, tôi chuyên thu mua cá hấp cho các thương nhân TQ. Hồi trước, họ có mua nhưng ít lắm, gần đây th́ mua ồ ạt, không đ̣i hỏi cao về chất lượng, giá cả ổn định”. Đại diện cảng cá Cà Ná cho biết: “Mấy tháng gần đây, các xe lạnh gom hàng cho thương nhân TQ tăng cao, có ngày xe phải xếp hàng v́ không c̣n đường vào cảng. Họ chỉ làm việc với các chủ vựa cá chứ không trực tiếp thu mua”. Hiện giá hải sản các thương nhân TQ thu mua tại đây ổn định và khá cao. Cụ thể, giá đối với cá hấp loại 1 dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 55.000 đồng/kg, hàng xô th́ giá trên dưới 30.000 đồng/kg; trong khi đó, giá các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua luôn thấp hơn 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy theo từng loại nên không thể cạnh tranh được.
Bà Bùi Thị Anh Vân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, nhận định: “Với t́nh trạng này, các DN chế biến hàng thủy sản ở địa phương sẽ gặp khó khăn nhiều mặt”.
Theo Thanh Niên Online