Dù Nigeria công nhận Chính phủ lâm thời của phe nổi dậy Libya nhưng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi vẫn c̣n rất lớn nên chính quyền Nigeria cảm thấy rất khó xử.
Một vài trang báo gần đây đưa tin về những “cung bậc t́nh cảm” rất khác nhau của Nigeria về sự hiện diện của những người trung thành với nhà lănh đạo Gaddafi tại đất nước Tây Phi này. Từ tâm lư của người dân cho đến các chính sách của chính quyền Nigeria đối với đất nước Libya thời hậu Gaddafi đều thể hiện sự không nhất quán.
BBC đưa tin về quan điểm của người dân Thủ đô Niamey trước sự "thâm nhập" của lực lượng trung thành với ông Gaddafi vào Nigeria như sau: “Một người bán nước trên phố cho rằng, Nigeria không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chứa chấp họ bởi họ là những người Hồi giáo. Mà theo đạo Hồi, một người Hồi giáo không thể đẩy người anh em của ḿnh vào ṿng vây của kẻ thù. Tuy nhiên, chúng tôi rất lo sợ một ngày không xa, hàng trăm thứ vũ khí sẽ đổ vào quốc gia này cùng với các phiến quân”.
Trong khi đó, kênh truyền h́nh Al Jazeera lại phát sóng một đoạn tin từ thành phố Agadez, phía Bắc Nigeria cho thấy, người dân hết ḷng ủng hộ những người Tuaregs đi theo ông Gaddafi.
Nigeria tiến thoái lưỡng nan trong cách hành xử với Gaddafi.
Người Tuareg từng tổ chức các cuộc đấu tranh đ̣i quyền tự trị tại khu vực phía Bắc Nigeria và nhận được sự ủng hộ lớn từ ông Gaddafi. Khi làn sóng nổi dậy lan rộng ở Libya, mấy trăm phiến quân Tuareg sang chiến đấu ủng hộ nhà lănh đạo Gaddafi. Nhiều nguồn tin cho rằng, các phiến quân có vũ trang này đi theo những người trung thành với ông Gaddafi vào các khu vực trung tâm của Nigeria hồi tuần trước.
Những thái độ không đồng nhất này của dân chúng Nigeria cộng thêm sức ép mà cuộc nội chiến Libya đặt ra với Chính phủ Nigeria khiến giới chức nước này phải rơi vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan, vừa ủng hộ chế độ Gaddafi vừa công nhận chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này.
Theo các nhà phân tích, việc thừa nhận tính hợp pháp của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya trong khi vẫn chứa chấp lực lượng trung thành với ông Gaddafi cho thấy, Nigeria tin rằng, sức ảnh hưởng của nhà lănh đạo quốc gia Bắc Phi vẫn c̣n rất lớn.
“Giới lănh đạo Nigeria h́nh như chưa cập nhật được t́nh h́nh địa chính trị ở thời đại mới, thời đại mà bức tường Berlin đă bị hủy, chiến tranh lạnh đă kết thúc…Bởi thế họ phân tích các mối quan hệ quốc tế hiện tại bằng những tiêu chuẩn lỗi thời. Họ muốn trung thành với một thế giới đă đi vào dĩ văng”, Benjamin Stora, chuyên gia về t́nh h́nh Bắc Phi nhận định về tư tưởng coi trọng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi của chính quyền Nigeria.
Tuy nhiên, nhận thức rơ mối nguy từ việc cho phép những người ủng hộ ông Gaddafi du nhập vào đất nước ḿnh, chính quyền Nigeria cũng cố gắng thiết lập một ṿng vây an ninh tại biên giới, đồng thời giam lỏng con trai Saadi của ông Gaddafi ở Niamey.
Như vậy, quả thực vấn đề không đơn giản đối với chính quyền Nigeria, khi vừa phải gây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền mới của nước láng giềng Libya trong khi vẫn phải làm hài ḷng những phe cánh ủng hộ ông Gaddafi ở trong nước; đồng thời cũng phải thể hiện quan điểm trước cộng đồng quốc tế.
Trà My (theo CS Monitor)