Ngay trước khi bị xử tử v́ tội nhận hối lộ và biển thủ công quỹ, Xu Maiyong, cựu Phó Thị trưởng thành phố Hàng Châu gửi thư xin lỗi và bộc bạch suy nghĩ của ḿnh.
Trong lá thư, ông Xu đề cập đến sự bất công khi cho rằng ḿnh giỏi giang hơn bất cứ tỷ phú nào ông từng gặp nhưng lại nghèo hơn họ rất nhiều.
Global Times nhận định, vấn đề mà ông Xu đề cập không phải không đáng lưu tâm. Tờ báo này cho rằng, dù có h́nh phạt rất cao đối với các quan tham nhưng thực sự Trung Quốc vẫn chưa nghiêm túc giải quyết tận gốc căn nguyên của vấn nạn này.
Người dân Trung Quốc có quan niệm rằng, làm “quan” đồng nghĩa với việc có địa vị, quyền thế và của cải. Do đó, dân chúng nghiễm nhiên cho rằng, quan chức thường xuyên “hốt bạc” từ hàng trăm vụ thương thảo và phớt lờ thực tế rằng, một số quan chức thực sự được trả lương rất thấp mà lại phải chịu áp lực công việc rất lớn.
Quan niệm này bắt nguồn từ văn hóa tham nhũng lâu đời của Trung Quốc. V́ vậy, để trở thành những vị quan thanh liêm, các quan chức ngày nay trước tiên phải t́m mọi cách xóa bỏ lối suy nghĩ này trong dân, để cảm thấy những việc ḿnh làm là thỏa đáng.
Bên cạnh đó, theo
Global Times, để “chặt đứt” những cánh tay nhận hối lộ, giải pháp duy nhất là không ngừng khuyến khích những ư tưởng sáng tạo và đảm bảo một chế độ lương bổng thích hợp cho quan chức.
“Trả lương thật cao để quan chức không phải lo cơm, áo, gạo, tiền và có thể thu xếp một cuộc sống tươm tất là giải pháp hợp lư giúp những người có chức vụ cao chuyên tâm hơn với công việc và đặc biệt là không màng đến những khoản thu nhập bất chính”,
Global Times nhấn mạnh.
Global Times cho rằng, cần tăng lương cho quan chức, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân là giải pháp hiệu quả để chặn đứng nạn tham nhũng.
Ảnh minh họa.
Biện pháp này được Singapore và đặc khu hành chính Hong Kong áp dụng rất hiệu quả, theo đó, họ xây dựng được một đội ngũ quan chức trung thành và liêm chính nhờ quỹ lương bổng rất cao.
Dù được gợi ư rất nhiều về việc học tập chính quyền Singapore hay đặc khu hành chính Hong Kong nhưng giới chức Trung Quốc vẫn luôn từ chối với lư do không đủ điều kiện tài chính.
Tuy nhiên,
Global Times khẳng định, quan điểm cho rằng có thể xây dựng một hệ thống quan chức công thanh liêm dựa trên mức lương ít ỏi là điều chỉ có trong tưởng tượng bởi “có thực mới vực được đạo”.
Ngoài ra, việc giải quyết vấn nạn tham nhũng cũng cần chung tay của toàn xă hội. Dù t́nh trạng tham nhũng trong một số quan chức có thể do các bản tính cá nhân nhưng khi t́nh trạng này lan rộng, nó phản sự bất cập trong xă hội và cần có sự điều chỉnh về nhận thức cũng như hành động trong hệ thống xă hội.
Global Times kết luận, tham nhũng là vấn nạn nghiêm trọng trong xă hội Trung Quốc. Việc giải quyết vấn nạn này không nên chỉ dừng lại ở việc thanh tra tài sản của quan chức hay xử phạt họ mà cần một nỗ lực chung của toàn xă hội.
Trà My (theo Global Times)