Đầu tháng 9/2011, Nga đă giới thiệu biến thể mới của loại tên lửa Không đối không R-33 (NATO gọi là AA-9 Amos).
Hơn 30 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được đặt tên là RVV-DB có thể được sử dụng trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào.
Tầm bắn của RVV-DB lên tới 200 km và có thể triển khai ở từ 15-25.000m, lớn hơn rất nhiều so với nguyên mẫu vốn có phạm vi hoạt động là 120 km.
Biến thể mới của tên lửa R-33 được trưng bày tại MAKS-2011.
Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hăng GosMKB Vympel thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV - Nga) đă đổi mới cả ḍng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nh́n.
RVV-BD cho phép PAK FA tấn công các mục tiêu bay quan trọng mà không phải bay vào khu vực sát thương của pḥng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các t́nh huống không chiến.
Tầm xa của RVV-DB đạt được bằng cách sử dụng động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét ± 60°, có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối.
Biến thể cũ của R-33 chỉ được trang bị cho máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31.
R-33 có tính năng tương tự như tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ (đă được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu năm 2004). Tên lửa của Mỹ đi vào phục vụ vào năm 1974 c̣n R-33 phục vụ từ năm 1981.
Phoenix có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 200 km, được thiết kế để sử dụng duy nhất trên máy bay chiến đấu F-14, với hệ thống kiểm soát bắn và một radar mạnh, máy bay F-14 có thể theo dơi 24 mục tiêu cùng một lúc và phóng đồng thời 6 tên lửa để tiêu diệt một trong nhiều mục tiêu.
AIM-54 Phoenix nặng khoảng 500 kg, di chuyển với tốc độ 1.300 m/giây và có một đầu đạn trọng lượng 61,4 kg.
Theo một số nguồn (thông tin chưa được xác nhận), Iran đă sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trong giai đoạn 1980-1988. Iran là nước duy nhất nhận được tên lửa Phoenix từ Mỹ.
Phạm Thái (theo Arms - Expo)