Sau cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hơn 6 tháng, hiện phe nổi dậy Libya cơ bản giành quyền kiểm soát Libya, đẩy Đại tá Gaddafi ra đi song nhiều người lo ngại về một tương lai bất ổn cho Libya thời hậu Gaddafi. Một câu hỏi được đặt ra là liệu người Libya có thể xây dựng đất nước xứng với cuộc đấu tranh của họ?
Trong nhiều thập kỷ, khi nhắc đến các quốc gia Arab, người ta thường nghĩ ngay đến các nền chính trị được điều hành bởi các nhà lănh đạo quyền uy. Chẳng hạn như Ai Cập dưới chế độ Cựu Tổng thống vừa bị lật đổ Hosni Mubarak và Tunisia dưới chế độ của người đồng nhiệm và cùng chịu chung một số phận với ông Mubarak, cựu Tổng thống Zine el Abidine Ben Ali.
Cứ theo cách nghĩ này, các quốc gia Arab không có dân chủ. Họ mang tập tính bộ lạc và quá cứng nhắc. Đối với các lănh đạo phương Tây th́ điều này sẽ gây ra những hệ quả tất yếu. Và điều đó được chứng minh bởi “Mùa xuân Arab”.
Quân nổi dậy Libya ăn mừng chiến thắng.
Nội chiến ở Libya cũng như cuộc cách mạng ở Ai Cập hay Tunisia cộng với những cuộc biểu t́nh rầm rộ trong những tháng qua ở Syria, Yemen hay Bahrain cho thấy cộng đồng Arab không c̣n muốn tiếp tục là nạn nhân thụ động dưới các chế độ chuyên chính thêm nữa.
Tinh thần đó, lẽ ra nên được ủng hộ và khích lệ bằng mọi cách song các cơ quan truyền thông và nhiều người theo chủ nghĩa bi quan lại đang có xu hướng “bới móc” và t́m kiếm các kịch bản bi quan nhất cho Libya và rộng răi hơn là thế giới Arab.
Khi người Libya đang t́m cách tạo ra một “Dubai mới” trên bờ Địa Trung Hải th́ nhiều người hoài nghi về một “Somalia mới” và lo sợ al Qaeda sẽ lợi dụng sự bất ổn định để làm rối loạn thêm Libya.
Ngoài ra, người ta cũng lo lắng về khả năng nổi lên của những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như ở hậu Ai Cập và Tunisia. Và thay v́ hoan nghênh Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya về khả năng duy tŕ tốt an ninh, người ta lại khiến chúng ta tin rằng vụ ám sát Tổng tư lệnh quân nổi dậy Libya tại Benghazi Abdul Fattah Younes là hồi chuông báo động cho sự bế tắc kéo dài măi măi trên chiến trường Libya và cuối cùng phe nổi dậy sẽ đối mặt với nguy cơ tan ră.
Tất nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Và chiến thắng của phe nổi dậy Libya sau đó chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, sau chiến thắng, sẽ chẳng ai quá lạc quan đến độ ngốc nghếch để cho rằng “nhiệm vụ đă được hoàn thành” ở Libya. Ai cũng nhận thấy rằng Libya sẽ c̣n phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong tương lai.
Theo Đô đốc James Stavridis, Tổng chỉ huy quân đội NATO ở Libya th́: “Các vấn đề khó khăn cơ bản của Libya xoay quanh khả năng Chính phủ mới có thể thiết lập nền an ninh chặt chẽ, tránh đổ máu và các hành động thanh trừng; khả năng xoay sở của Chính phủ mới trong việc đảm bảo các dịch vụ cơ bản nhằm ứng phó với sự trở về của hàng trăm ngh́n người Libya từ các trại tị nạn gần biên giới các quốc gia láng giềng”.
Đô đốc James Stavridis.
Ngoài ra, cũng theo Đô đốc James Stavridis, thách thức c̣n bao quanh việc đặt ra các tiêu chuẩn và lên lịch cho một cuộc bầu cử dân chủ nhằm thiết lập một chế độ dân chủ mới ở Libya cộng với việc tái thiết nền kinh tế chủ yếu là trong lĩnh vực năng lượng.
Shukri Ghanem, cựu Bộ trưởng dầu mỏ Libya ước tính sẽ mất 18 tháng để sản lượng dầu của Libya có khả năng đạt được mức b́nh quân như sản lượng trước cuộc nội chiến 1,6 triệu thùng một ngày.
Thêm vào đó, nhiều người lo sợ sự khác biệt cơ bản từ lâu giữa vùng Tripoli ở phía Tây và vùng Cyrenaica ở phía Đông Libya sẽ lại nổi lên. Nhiều chính trị gia có thể chĩa súng vào thành viên trong nghị viện khi có tranh chấp hoặc tranh giành quyền lực. Các bộ lạc nhỏ có khả năng cảm thấy bị thua thiệt nhiều hơn về mặt lợi ích chính trị cũng như kinh tế sẽ dẫn đến rối loạn.
Trong một cuốn sách viết về Libya, Ronald Bruce St John cũng nhận định: “Libya thời hậu Gaddafi sẽ là một giai đoan đầy căng thẳng và bất ổn với nhiều nhóm kinh tế và chính trị tranh giành quyền lực”.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều lư do để lạc quan về tương lai của Libya, mở rộng ra là tương lai của cả thể giới Arab.
Đầu tiên là các nhà lănh đạo quân nổi dậy Libya non trẻ có khả năng giữ được sự b́nh yên khắp miền Đồng Libya trong suốt giai đoạn giằng co với Đại tá Gaddafi. Chỉ một vụ ám sát Tổng tư lệnh quân nổi dậy Benghazi Abdul Fattah Younes không đủ để nói lên việc nội bộ quân nổi dậy đầy tranh chấp, bất ổn và có nguy cơ suy yếu, tan ră. Điều này được chứng minh bởi chiến thắng của phe nổi dậy Libya.
Thứ 2, Libya thời hậu Gaddafi sẽ vẫn nhận được sự trợ giúp hết ḿnh từ Liên Hiệp Quốc, Anh và Mỹ với một kế hoạch chi tiết để tái thiết Libya. Ấn tượng hơn, những đồng minh nhiệt t́nh này thiết lập bản dự thảo hiến pháp mới bao gồm 37 điểm cho Libya. Người Libya sau đó chỉ cần làm tốt phận sự của họ.
Tổ chức một cuộc bầu cử tự do và thiết lập một chính phủ dân chủ mới nhằm chuyển đổi thành công sang một quốc gia Libya dân chủ, tự do mới bởi không ai mong muốn lại có thêm một sự can thiệp khác của phương Tây vào Libya.
Thứ 3, quân nổi dậy Libya được đánh giá là cư xử văn hóa và được giáo dục tốt chứ không phải là những kẻ cuồng tín nguy hiểm hay những người theo Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Không giống như Iraq, Libya không bị chia rẽ bởi việc chia bè kết phái. Các bộ tộc có thể có những mâu thuẫn và căng thẳng nhỏ chứ không chia thành các phe nhóm lớn đối lập nhau như Sunni, Shiite.
Về vấn đề này, Guma al Gamaty, điều phái viên của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya tại Anh khẳng định: “Chúng tôi không có sự khác biệt về sắc tộc, tôn giáo hay chủ nghĩa bè phái. Chúng tôi là một xă hội Arab đồng nhất nhất”.
Libya cũng được trời phú cho nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận và vị trí địa lư trí địa lư chiến lược. Theo một doanh nhân ở Benghazi th́ tỷ phú Sheikh Zayed của Dubai từng đến Tripoli năm 1978 từng thốt lên: “Chúa ơi, tôi ước tôi có thể biến Dubai trở thành giống như thế này”.
Sau chuyến thăm đó, Dubai ngày càng phát triển và thịnh vượng trong khi Tripoli lại tŕ trệ dưới sự quản lư của Đại tá Gaddafi. Song hiện Libya có thể học tập theo Dubai. Điều đó là hoàn toàn có thể bởi chẳng có lư do ǵ để cho rằng Libya có xu hướng rơi vào t́nh trạng hỗn loạn và quyền tự do và dân chủ thời hậu Gaddafi không được đảm bảo. Libya có cơ hội thành công cao hơn bất cứ quốc gia Arab nào khác. Người Libya nên biết điều đó. Cơ hội đang nằm trong tay họ.
Song để tái thiết lại một đất nước không phải chỉ cần một đêm. Do đó, Chính phủ mới của Libya cần truyền đạt một cách dễ hiểu nhất đến người dân của họ về những thách thức mà đất nước đang phải đối mặt.
Và cần nhớ dầu mỏ, chất bôi trơn của tham nhũng sẽ kiểm tra khí phách và tính chính trực của các nhà lănh đạo mới của Libya. Nó cũng sẽ kiểm tra sự kiên nhẫn của người Libya.
Lê Dung (theo Spectator)