Liên hiệp châu Âu (EU) đang tiến hành một dự án nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và mức độ an toàn, bao gồm những nguy cơ phản ứng dị ứng của thức ăn côn trùng.
Bên cạnh đó, EU yêu cầu cơ quan an toàn thực phẩm của các nước thành viên điều tra những thói quen ăn côn trùng hiện nay để xác định xem liệu có loại côn trùng nào cần được đánh giá an toàn hay không.
Một cô gái Ba Lan dùng thử món salad châu chấu. Ảnh: THE DAILY TELEGRAPH
Những người ủng hộ tin rằng côn trùng có thể là nguồn dinh dưỡng ít cholesterol và chất béo, không chỉ giúp giải quyết t́nh trạng thiếu hụt lương thực mà c̣n cứu được môi trường. Theo một cuộc nghiên cứu, châu chấu nhỏ cung cấp khoảng 20% protein và 6% chất béo, so với tỉ lệ 24% protein và 18% chất béo của thịt ḅ. Ngoài ra, loài dế được cho là có nhiều calcium, trong lúc các con mối chứa nhiều chất sắt. Họ cũng cho rằng côn trùng thân thiện với môi trường v́ nó thải khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn gia súc đồng thời là nguồn thực phẩm đủ dồi dào để có thể giúp nuôi sống cả thế giới.
Đại học Wageningen ở Hà Lan là một trong những nơi đăng kư xin tài trợ từ dự án nói trên - có kinh phí khoảng 3 triệu euro - để nghiên cứu về thức ăn côn trùng. Giáo sư Marcel Dicke, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của trường, nói với báo The Daily Telegraph (Anh): “Vào năm 2020, bạn sẽ mua được côn trùng tại các siêu thị. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ khởi đầu bằng những món côn trùng xay nghiền”.
Dù vậy, ông Todd Dalton, chủ Công ty Edible - chuyên cung cấp côn trùng cho hai chuỗi cửa hàng bách hóa Selfridges và Fortnum & Mason ở Anh - cho rằng sự quan tâm của EU đối với lĩnh vực này có thể không giúp ích ǵ nhiều. Ông nhận định: “EU đang phí tiền của người đóng thuế. Người ta sẽ không bất th́nh ĺnh bắt đầu ăn côn trùng chỉ v́ EU chi tiền cho việc nghiên cứu về nó. Thói quen ăn uống của chúng ta sẽ không thay đổi cho đến khi những thành kiến về việc ăn côn trùng bị loại bỏ”.
Theo NLD