Vậy là ngày những người Mông, Thái vùng Tây Bắc đi chợ t́nh Mộc Châu (Sơn La) sắp đến. Đây cũng là một trong số những hoạt động diễn ra trong dịp Tết Độc lập 2-9 của người Mông.
Phiên “chợ t́nh” của người Mông luôn hấp dẫn khách du lịch
Những du khách trong và ngoài nước đă nhắm đến ngày này từ lâu. Dân "phượt” cũng không bỏ qua cơ hội lượn một ṿng Tây Bắc và dừng lại Mộc Châu đúng dịp (ngày 30-8 đến 2-9). Dẫu chợ t́nh vùng cao không c̣n mới mẻ, nhưng cảm giác được tham gia phiên chợ ở nơi c̣n khá hoang sơ này vẫn khiến nhiều người ao ước.
1. Tôi đă thấy Nguyễn Thanh Long, một gă nghiện "phượt” từ chục năm nay chuẩn bị đồ nghề cho ḿnh. Tất nhiên, thứ quan trọng nhất vẫn là "đạn”, không có tiền th́ không thể đi được. Long có thu nhập rất khá và một nửa số đó dành cho những chuyến đi "phượt”- du lịch vùng cao. Long chia sẻ: "Sau những ngày làm việc ở ngột ngạt ở phố, đi xe máy lên đây, tôi có cảm giác được "rơi” vào một thế giới khác, rất bí ẩn, rất thú vị. Không ai biết chợ t́nh Mộc Châu có từ bao giờ, cũng chẳng ai biết v́ sao người Mông ở khắp các vùng núi phía Bắc lại t́m về Mộc Châu rất đông vào đúng đêm mùng 1-9. Nhưng lễ hội đêm đó được chờ đợi chẳng kém dịp Tết của người Mông vào tháng Chạp âm lịch.”
Vào những ngày này, trời Mộc Châu se lạnh, đó thực sự là không khí rất đẹp cho những người đến chợ t́nh. Những cô gái thậm chí, đă chuẩn bị váy áo mới từ vài tháng trước để có mặt trong phiên chợ. Các chàng trai th́ chuẩn bị cát-sét, ô che mưa nắng, khèn để chinh phục các cô gái. Ở bản nọ, thậm chí có những đôi vợ chồng phải đi bẻ ngô thuê, với mức tiền công là 4 ngh́n đồng/bao, vất vả cả tháng trời để có mấy trăm ngh́n đi xuống chợ. Có gia đ́nh rồng rắn cả vợ chồng, con cái cuốc bộ xuống chợ "xả láng” mấy ngày, tiêu hết số tiền vất vả làm hai tháng rồi lại cuốc bộ về, nhưng ḷng ai cũng lâng lâng vui. Không ai có thể cắt nghĩa nổi, v́ sao chợ t́nh lại có sức hút lớn đến vậy. Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là dịp để họ giao lưu, nói chuyện, t́m bạn, uống rượu... và xả láng! Một vài ngày trong phiên chợ, không đủ để họ khỏa lấp những thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng khiến họ hả hê để tiếp tục công việc làm nương, sản xuất.
2. Chợ t́nh Mộc Châu, cũng như Sa Pa, Khau Vai và một số nơi khác, không chỉ là nơi để trai gái hẹn ḥ, t́m bạn t́nh và kết thành đôi lứa. Đây thực sự là dịp để mỗi người vợ, người chồng "được phép ngoại t́nh” trong một hai ngày. Tại đây, những người yêu nhau mà xửa xưa không đến được với nhau, th́ có thể đưa nhau ra một hẻm núi, một con suối để hàn huyên, tâm sự và bày tỏ những nỗi niềm về cuộc sống riêng tư của mỗi người. Sau đó, họ lại trở về với gia đ́nh, bàn tay nắm lấy bàn tay hẹn năm sau.
B́nh thường, vào đêm 30-8, thanh thiếu niên vùng cao đă đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu. Ở trung tâm thị trấn ngoài những cô gái Mông c̣n có những cô Thái, Mường duyên dáng. Thậm chí, có cả những người Mông của nước bạn Lào nhuộm tóc, đeo kính đen rất sành điệu. Đó là người Mông của Thái, Lào.
Ông Vàng A Chia - người đă không bỏ một phiên chợ t́nh nào ở Mộc Châu từ 30 năm qua chia sẻ: "Tôi đến đây chỉ để gặp cánh bạn già, uống rượu rồi khơ khớ cười thôi à. Tôi được biết, chợ t́nh này không chỉ của người Sơn La mà cả của người Mông từ Nghệ An đến Yên Bái hay Lào, Thái. Vui sướng nhất có lẽ là cánh thanh niên, nhiều cậu sướng lắm v́ t́m được người vợ tốt”.
3. Ngày 1-9 là phiên chợ chính, nên từ đêm 30 và 31-8 nhiều chàng trai cô gái đă thấp thỏm chờ ngày mới, chờ một thời khắc tuyệt đẹp của t́nh yêu. Đó là hai đêm thực sự khiến họ hồi hộp, chờ đợi để đến một đêm khó ḷng chợp mắt. Họ có thể t́m chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc cây, giữa bậc tam cấp, hiên nhà thậm chí là trên một tảng đá. Họ thường đi thành từng nhóm để hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi có sự cố xảy ra và cũng tạo ra sự đoàn kết, lăng mạn, vui vẻ. Đêm 1-9, rạng sáng ngày 2-9, khi các chương tŕnh ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết độc lập kết thúc, ḍng người đổ về các trục đường chính ở thị trấn. Chợ t́nh lúc này diễn ra ở bất kỳ đâu. Các thiếu nữ lại tiếp tục đi bên nhau, môi hồng chum chím, nụ cười duyên, đứng bên cạnh hoặc đi theo sau họ là những chàng trai mới lớn.
Có một điều, khiến hàng ngh́n khách du lịch đến đây hơi thất vọng, đó là sự nguyên sơ của chợ t́nh đă bị thời kinh tế thị trường lấn át. Tiếng khèn và tiếng hát thực sự của các chàng trai chinh phục các cô gái không c̣n nhiều, thay vào đó là tiếng hát trong chiếc điện thoại, hoặc cát-sét. Nhưng điều đó cũng có thể hiểu được, người dân nơi đây không có lỗi. Và dẫu sao, đây cũng vẫn được coi là một lễ hội đẹp. Tập tục "bắt vợ” của người Mông để hai người không quen biết sau 3 ngày trở thành vợ chồng không c̣n phổ biến như trước đây, nhưng "phong cách” yêu hết sức hồn nhiên, độc đáo của họ vẫn đáng trân trọng.
( theo daidoanket )