Khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốc của các loại nhân bánh, câu giải thích quen thuộc của người bán là: “Hàng của công ty đó em..."
Càng gần đến rằm tháng 8, khách hàng có nhu cầu mua nhân về làm bánh Trung thu chỉ cần mất 50 đến 70 ngh́n đồng là có thể sở hữu 1 kg nhân bánh đủ các loại, hương vị từ truyền thống như đỗ xanh, hạt sen, khoai môn đến nhân thập cẩm, trứng muối.
Song điều đáng nói là với những mặt hàng này, các chủ hàng luôn úp mở về nguồn gốc.
Nhân bánh rẻ tiền vẫn tồn tại “chui” trên thị trường
Phố bánh kẹo Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày giáp rằm tháng 8 càng trở nên nhộn nhịp hơn bởi khách hàng đến lấy bánh kẹo cũng như các loại phụ gia làm thực phẩm cho ngày hội trăng rằm. Theo xu hướng chung, năm nay giá các mặt hàng từ phụ gia, nguyên liệu làm bánh cho đến bánh nguyên chiếc đều tăng giá từ 20 đến 30% so với năm trước.
Tại của hàng P. (Hàng Buồm), sau khi nghe chúng tôi hỏi mua nhân về làm bánh Trung thu cho cơ quan, người bán hàng hồ hởi giới thiệu: “Chị có hàng đấy, nhưng em lấy nhiều không, từ 20kg trở lên chị mới bán”. Hầu hết, mặt hàng nhân bánh Trung thu đều không được người bán trưng bày ra cho khách hàng xem mà được để ở nơi khác, khi có khách đặt tiền th́ alo cho người mang đến.
“Chị đảm bảo nguồn hàng nhà chị "xịn" luôn, em mua bao nhiêu cũng có, giá bán là 70 ngh́n đồng/kg nhân bánh. Một kg nhân bánh em có thể nặn được đến 30 chiếc bánh Trung thu loại 200g", người bán hàng nói.
Nhân bánh Trung thu không rơ nguồn gốc, bao bi chỉ ghi chữ Trung Quốc do cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ.. Ảnh VTC News
Khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốc của các loại nhân bánh, câu giải thích quen thuộc phần lớn các chủ cửa hàng tại đây là: “Hàng của công ty, khách của chị mua quen chưa ai chê cả. Nếu em đồng ư chị mới cho người mang đến, chị không bày ở cửa hàng v́ diện tích eo hẹp”.
Nghe như lời người bán hàng quảng cáo, đa số những người mua loại nhân bánh này đều về làm thủ công để bán ở vùng ngoại ô hoặc hàng đặt cho các cơ quan, làng xă làm quà cho các cháu thiếu nhi.
Tại quầy bánh kẹo trong chợ Đồng Xuân, khi chúng tôi hỏi mua nhân bánh về làm bánh cho cơ quan, những người bán hàng ở đây đều tỏ ra hoài nghi. Tuy nhiên, vẫn có một số chủ hàng khẳng định nếu em cần mua hàng th́ sẽ đặt hàng giúp.
Một chủ hàng tên Th. năng nổ gọi điện thoại cho đối tác để hỏi mua nguồn bánh. Sau khi đặt hàng qua điện thoại không thành công, người bán hàng chỉ lắc đầu “dạo này hàng về đợt cuối rồi mà họ (cơ quan chức năng liên quan) làm căng lắm. Nếu có hàng th́ cũng phải một hai ngày mới về tới được”. Về vấn đề nguồn gốc của sản phẩm “anh đảm bảo cho em hàng Việt Nam ngon, giá 50 ngh́n đồng/kg”.
Với sự ỡm ờ của người bán hàng, người tiêu dùng cũng có thể đoán được nhân bánh họ bán theo mối như trên liệu có an toàn. Trong khi các cơ quan chức năng đều cảnh báo nguy cơ nhân bánh Trung Quốc “tuồn” vào Việt Nam lên đến hàng trăm tấn”.
Chỉ 1/2 "ḷ' bánh Trung thu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mới đây, Cục trưởng Cục Cảnh sát pḥng chống tội phạm về môi trường (C49) phối hợp với Đội Quản lư thị trường số 11 Tây Hồ và Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lư kinh tế và chức vụ quận Tây Hồ đă bắt giữ một ô tô tại trụ sở Công ty CP Bánh kẹo liên doanh Malaysia - Việt Nam (đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ).
Trên xe có 50.000 quả trứng muối được đóng thành từng túi và 100 thùng mỗi thùng 20 kg nhân làm bánh trung thu đă chế biến như: đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, thập cẩm... Các loại nhân bánh trên được đóng vào túi nylon cứng với tổng khối lượng khoảng 2 tấn.
Hàng tấn nhân bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc vừa được Đội Quản lư thị trường số 11 Tây Hồ và Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lư kinh tế và chức vụ quận Tây Hồ đă bắt giữ.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng cho biết sẽ vào cuộc để tiếp tục truy t́m nguồn gốc của nhân bánh và bánh trung thu bẩn có thể đang được bày bán trên thị trường.
Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: Năm nay Sở Y tế sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các sản phẩm bánh trung thu, trong đó có cả hàng nhập ngoại, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Qua các đợt kiểm tra diễn ra ông Tuấn cho rằng trên địa bàn Hà Nội chỉ có khoảng hơn một nửa các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, c̣n lại khoảng 1/3 số cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc sản xuất chui.
Nhiều năm gần đây, vào mùa Trung thu, thanh tra của Sở Y tế đều tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu và đều xử lư nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Năm nay Sở Y tế sẽ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh thủ công, có thể nhập nguồn nguyên liệu kém chất lượng từ Trung Quốc.
B́nh An - GDVN